Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 54 - 59)

- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố

2.1.1.2. Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế

Hội nhập có những tác động tích cực, tạo ra những cơ hội cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới, cũng như nền kinh tế của các quốc gia. Song, bên cạnh đó, nó cũng chứa đựng không ít những ảnh hưởng tiêu cực đối với

nhiều quốc gia, nhất là với các nước nghèo, kém phát triển, như làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ về những khủng hoảng tài chính, tiền tệ, năng lượng… Điều đó khiến nhiều mặt trong đời sống xã hội tại các nước này trở nên kém an toàn, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, đe dọa an ninh chính trị, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất dần bản sắc văn hóa dân tộc… Hội nhập quốc tế có thể tạo ra thách thức đối với quyền lực nhà nước, ảnh hưởng tới độc lập, chủ quyền của các quốc gia. Hội nhập cũng có thể đe dọa với việc duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển.

- Về kinh tế: Hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế, xã hội. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là các nước Châu Á bị ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997, trong đó Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.

Hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài và do vậy khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế. Điển hình là cuộc khủng hoảng ngân hàng tài chính đang ngày một xấu đi ở châu Âu, cùng việc kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp sẽ là những yếu tố gây áp lực cho triển vọng phát triển của châu Á năm 2012. Sở dĩ Châu Á năm 2012 có mức phát triển khiêm tốn do một phần kinh tế Mỹ chậm lại và khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Châu Âu khiến

kim ngạch xuất khẩu đi xuống nên kinh tế các nước Châu Á tăng trưởng chậm. Điều này minh chứng rất rõ việc tham gia vào hội nhập nền kinh tế các nước phụ thuộc lẫn nhau.

Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu, nghèo. Hội nhập giúp các nước tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ tăng trưởng phụ thuộc vào chính sách phát triển của mỗi nước và sự nhanh nhạy với thị trường của các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, tham gia vào hội nhập một số nước nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng có nước nền kinh tế tăng trưởng chậm và một số doanh nghiệp rất phát triển nhưng một số doanh nghiệp bị phá sản. Điều này dẫn tới gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa người dân và các quốc gia.

Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường.

Hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế có thể làm gia tăng nợ nước ngoài của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển. Toàn cầu hóa cũng làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, từ đó có thể hạn chế, làm suy giảm sự độc lập tự chủ về kinh tế của các nước chậm và đang phát triển. Ngoài ra, hội nhập kinh tế cũng có thể đem đến nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái do sử dụng các công nghệ lạc hậu mà các nước phát triển loại ra.

- Về chính trị: Hội nhập cũng dẫn các nước chậm phát triển tới nguy cơ xói mòn quyền lực nhà nước, thu hẹp đáng kể quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của nhà nước do vai trò kinh tế của nhà nước có thể bị giảm sút bởi sự chi phối của các công ty xuyên quốc gia, bởi sức ép của IMF, WB,

WTO...; đồng thời từ chỗ phụ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến phụ thuộc về chính trị và thậm chí thông qua con đường trao đổi, hợp tác kinh tế, đầu tư, viện trợ, cho vay theo hướng khuyến khích tư nhân hóa, tự do hóa tư sản, các nước phát triển đứng đầu là Mỹ đã áp đặt mô hình chính trị của mình vào các nước khác để thay đổi các chế độ xã hội ở đây theo hướng thân phương tây.

Hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với độc lập, tự chủ và quyền lực Nhà nước và phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển. Nền độc lập, tự chủ, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, nhất là các nước nhỏ, kém phát triển đứng trước nguy cơ tiềm tàng của sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, của các nước lớn. Nhà nước ở các nước này phải thường xuyên cảnh giác, ứng phó với mọi tình huống chính trị xấu có thể xảy ra để đảm bảo độc lập, chủ quyền, an ninh chính trị của mình. Hiện nay các nước nhỏ luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lấn lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ

Hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp… Trong quá trình hội nhập quốc tế rất nhiều nguy cơ và thách thức đặt ra với các quốc gia và vấn đề đặt ra là các quốc gia cần có biện pháp hợp lý để kiểm soát các lýn đề trên, có biện pháp phòng ngừa hợp lý không để xảy ra tình trạng khủng bố, dịch bệnh... hoành hành.

- Về văn hóa: Hội nhập có nguy cơ làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua hội nhập lối sống thực dụng, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, "văn hóa phẩm" độc hại dễ dàng được du nhập, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông. Hiện nay, dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin, ý thức hệ của Mỹ, lối sống Mỹ, văn hóa Mỹ, phim ảnh Mỹ, đồ ăn thức uống Mỹ... đang được truyền bá rộng khắp thế giới đến nỗi một số người coi toàn cầu hóa là "Mỹ hóa toàn cầu", là sự đồng nhất hóa các hệ giá trị văn hóa với nguy cơ xuất hiện của nền "văn hóa đồng phục" đang đe dọa, làm hạn chế khả năng sáng tạo, sự đa dạng và phong phú của các nền văn hóa khác trên thế giới.

Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự "xâm lăng" của văn hóa nước ngoài. Hội nhập không những làm tăng trưởng kinh tế các quốc gia mà còn du nhập các trào lưu văn hóa thế giới vào các quốc gia. Những trào lưu văn hóa này có thể làm mai một, "xói mòn" các giá trị văn hóa truyền thống các quốc gia. Nếu các quốc gia không có biện pháp kiểm soát hợp lý có những trào lưu văn hóa đồi trụy đi ngược lại giá trị truyền thống ảnh hưởng không nhỏ tới giới trẻ.

Như vậy, hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối với các nước. Tuy nhiên, không phải cứ hội nhập là đương nhiên hưởng đầy đủ tất cả các lợi ích và gánh mọi bất lợi như đã nêu trên. Các lợi ích và bất lợi nhìn chung ở dạng tiềm năng và đối với mỗi nước một khác, do các nước không giống nhau về điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển… Việc khai thác được lợi ích đến đâu và hạn chế các bất lợi, thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là năng lực của mỗi nước, trước hết là chiến lược, chính sách, biện pháp hội nhập và việc tổ chức thực hiện.

Thực tế, nhiều nước đã khai thác rất tốt các cơ hội và lợi ích của hội nhập để đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội cao, ổn định trong nhiều năm liên tục, nhanh chóng vươn lên hàng các nước công nghiệp mới và tạo dựng được vị thế quốc tế đáng nể, đồng thời xử lý khá thành công các bất lợi và thách thức của quá trình hội nhập, đó là trường hợp Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Malaixia, Mêhicô, Braxin…

Một số nước tuy vẫn gặt hái được nhiều lợi ích từ hội nhập, song xử lý chưa tốt mặt trái của quá trình này, nên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kể tới trường hợp Thái Lan, Phi-líp-pin, Inđônêxia, Việt Nam, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Mặc dù vậy, suy cho cùng lợi ích mà hầu hết các nước đã thu được trên thực tế từ quá trình hội nhập vẫn lớn hơn cái giá mà họ phải trả cho những tác động tiêu cực xét trên phương diện tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Như vậy, dưới sự tác động của hội nhập quốc tế nhà nước đang đứng trước những thách thức về chủ quyền quốc gia, tính tự chủ trong chính sách kinh tế, xã hội, giảm thu nhập tài chính công, sự chia sẻ quyền lực với các tổ chức quốc tế khác, chịu sự ràng buộc quốc tế… đó là một thực tế, hơn nữa là thực tế không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)