- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố
3.2.2. Bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
* Quan điểm của các nhà khoa học về vấn đề bảo vệ chủ quyền
Vấn đề hòa nhập khu vực và hội nhập thế giới được đặt lên hàng quốc sách gần như đối với tất cả các nước, không phân biệt chế độ xã hội - chính trị. Quá trình quốc tế hóa, thế giới hóa các quan hệ thương mại và kinh tế buộc mỗi quốc gia phải nhảy vào dòng chảy chung nếu không muốn bị đẩy ra ngoài lề của sự phát triển. Việc "buộc phải nhảy vào dòng chảy chung ấy" đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam, là điều tất yếu phải làm, là" quốc sách" để tồn tại và phát triển. Nhưng điều tất yếu ấy, quốc sách ấy về khách quan cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ, thách thức. Từ những thách thức, nguy cơ ngày càng tiềm tàng đối với độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc, và từ sự thổi phồng cái gọi là các vấn đề toàn cầu, các nhân tố vượt ra ngoài biên giới quốc và phạm vi điều chỉnh của mỗi quốc gia riêng rẽ, mà hiện nay đã xuất hiện khuynh hướng cho rằng "quan niệm về chủ quyền quốc gia dân tộc đã lỗi thời" và phủ nhận chủ quyền quốc gia
Đối với Việt Nam chân lý lớn nhất được kết tinh trong mệnh đề bất hủ: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Tuy nhiên trong khi nêu cao vấn đề cốt tử là độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc chúng ta cũng thừa nhận rõ ràng rằng "toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và những hiện tượng mới đòi hỏi cách đề cập hoàn toàn mới trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ". Trong quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế không có chủ quyền thì không thể tồn tại quốc gia theo đúng nghĩa của từ này. Chủ quyền có đầy đủ và hoàn chỉnh hay không là tiêu chí để xem xét mức độ độc lập tự chủ của một quốc gia. Tuy nhiên điều chúng ta phải quan tâm là trong quá trình phát triển của nó hiện thực lịch sử đã tạo ra những nội
dung mới không tương đồng với nội dung ban đầu của khái niệm chủ quyền quốc gia nữa.
Toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho khái niệm chủ quyền quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ theo cách hiểu cũ không còn đứng vững, mặc dầu về hình thức, mỗi nước thành viên vẫn có chủ quyền và lãnh thổ riêng. Cụ thể ở đây khái niệm chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ theo quan niệm cũ cũng không còn đứng vững thể hiện ở mấy phương diện sau:
Một là, trước đây khi nói đến độc lập, chủ quyền quốc gia nhiều khi người ta nói đến một chính sách khép kín về chính trị theo kiểu biệt lập, tự cấp, tự túc về kinh tế. Ngày nay khái niệm độc lập về kinh tế chính trị và kinh tế cũng đang biến đổi theo. Theo đó, nước nào càng tạo cho mình một tư thế quốc tế năng động, linh hoạt và đa dạng hóa được quan hệ đối ngoại thì càng có khả năng thực hiện được chính sách độc lập, tự chủ hơn. Về kinh tế nước nào càng tận dụng được những lợi thế tương đối của mình và tranh thủ được vị trí tối ưu trong quan hệ quốc tế, nghĩa là nước nào càng hội nhập nhiều hơn có hiệu quả kinh tế hơn thì càng giữ được tư thế tự chủ hơn.
Hai là, trước đây khi nói tới yêu cầu bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ, người ta thường nghĩ tới mối nguy cơ bên ngoài. Ngày nay, điều đó vẫn đúng song không chỉ có vậy, thực tiễn cho thấy mối đe dọa nằm cả ở bên trong lẫn bên ngoài hoặc là sự kết hợp của hai nhân tố. Trước đây chỉ có một loại đối tượng có hoạt động xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đó là các tập đoàn hiếu chiến, phản động nước ngoài. Hiện nay, ngoài đối tượng nói trên còn có bọn phản động lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, luôn kích động, lôi kéo tập hợp quần chúng vào các hoạt động chống lại chính quyền, làm mất ổn định chính trị, xã hội đòi tự trị, ly khai.
Ba là, trước đây khi nói về phương diện bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ, thậm chí cả vị trí và ảnh hưởng quốc tế,
nhiều khi người ta nhấn mạnh tới sức mạnh quân sự, biện pháp bạo lực. Ngày nay sức mạnh quân sự vẫn có ý nghĩa rất quan trọng, song không còn giữ vị trí độc tôn. Theo những quan điểm mới nhất thì sức mạnh quốc gia ngày nay được đo chủ yếu bằng sức mạnh kinh tế và giá trị văn hóa và nhân tố kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng, giữ vị trí chủ đạo trong quan hệ quốc tế ngày nay. Vị trí trên trường quốc tế của mỗi nước tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế hơn là sức mạnh quân sự của họ. Như vậy, trong hoàn cảnh hiện nay chỉ có sức mạnh quân sự không thôi thì chưa đủ để đảm bảo vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như toàn vẹn lãnh thổ nên cần có một sức mạnh tổng hợp hay sức mạnh tổng lực bao gồm cả sức mạnh về chính trị, sự phát triển về kinh tế, sự ổn định về xã hội, thậm chí cả bản sắc văn hóa.
Bốn là, trước đây chuẩn mực cao nhất trong quan hệ quốc tế là cùng ý thức hệ hay khác ý thức hệ và chúng ta nhìn nhận các nước thường qua lăng kính của ý thức hệ. Ngày nay, chúng ta chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế theo phương châm: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình và độc lập phát triển". Theo đó, "kẻ thù trước mắt của chúng ta là nghèo nàn, lạc hậu, bạn của ta là tất cả những ai góp phần giúp ta đánh đuổi nghèo nàn, lạc hậu ra khỏi Việt Nam" và mệnh đề nổi tiếng của Metternich là: "không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn mà chúng ta cần theo đuổi".
Trong điều kiện hiện nay việc xác định đối tượng và đối tác là một vấn đề rất hệ trọng và nhạy cảm, cần có cách đề cập mới. Vấn đề này được giải quyết và thể hiện trong các văn kiện của Đảng ta, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa IX) theo đó việc xác định đối tác và đối tượng phải theo nguyên tắc:
Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động
chống phá chính quyền và mục tiêu của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh. Mặt khác trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta [19]. Chính vì vậy do tính chất đan xen giữa đối tượng và đối tác, trong đối tượng vẫn có mặt cần hợp tác và trong đối tác vẫn có thể tồn tại những khác biệt, thậm chí mâu thuẫn về mặt lợi ích cho nên đòi hỏi chúng ta phải đề cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường hợp tác, vừa hợp tác mở rộng quan hệ quốc tế để phát triển, vừa phải chủ động đấu tranh có nguyên tắc linh hoạt mềm dẻo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm là, trước đây khi nói đến quyền lợi quốc gia dân tộc người ta thường nghĩ đến việc phải bảo vệ bằng mọi giá mà không thể có sự nhân nhượng nào. Nhưng ngày nay để sự hòa nhập có hiệu quả, người ta phải làm chủ được cả nghệ thuật thỏa hiệp nữa. Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nhiều khi nhìn bề ngoài thì chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ đường như vẫn còn nguyên vẹn, song ta không phải là ta nữa. Do vậy, chúng ta phải thông qua giao lưu quốc tế mà phát triển. Phải vượt qua cái nhỏ để có được cái lớn, hy sinh bộ phận vì toàn cục, nhân nhượng cái trước mắt để được cái lâu dài. Đây tuyệt nhiên không phải là coi nhẹ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ đã được giành lại bằng xương máu và giờ đây vẫn phải đấu tranh gian khổ để bảo vệ. Chủ quyền quốc gia trong tất cả mọi trường hợp không thể là cái đem ra trao đổi mua bán.
Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và giành ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh kinh tế của các nước trên thế giới hiện nay, hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan, thậm chí là quốc sách của hầu hết các quốc gia. Nhưng sự tất yếu ấy, quốc sách ấy cũng luôn đi kèm thách thức và nguy cơ tiềm tàng đối với độc lập, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, trước hết và đặc biệt là các quốc gia đang
phát triển trong đó có Việt Nam. Tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách và nguy cơ là điều chúng ta luôn phải giải quyết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng ta đã chỉ rõ: toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế.
Tóm lại, bảo vệ chủ quyền quốc gia luôn là nhiệm vụ quan trọng đối với mọi nhà nước, trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử. Trong bối cảnh toàn cầu hóa chủ quyền quốc gia lại càng được quan tâm. Trước tiên cần phải khẳng định ngày nay, hội nhập, toàn cầu hóa là con đường duy nhất để tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các nền kinh tế lệ thuộc chặt chẽ vào nhau, chúng sẽ trở lên nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như nước ta. Trong điều kiện đó chủ quyền quốc gia cũng sẽ trở lên mong manh hơn. Vì vậy, quốc gia khi quyết định bước vào hội nhập, toàn cầu hóa chuẩn bị để đối phó với các thách thức đó. Qua phân tích đánh giá mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và chủ quyền quốc gia cũng như xu hướng quốc tế và thực tiễn đối với Việt Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm để Việt Nam tăng tốc hội nhập quốc tế mà vẫn giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc.