- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố
3.1.1.1. Việc tuân thủ nguyên tắc của quốc gia trên thế giớ
Việc các quốc gia nghiêm túc thực hiện Hiến chương Liên hợp quốc, các phán quyết của Hội đồng bảo an, của tòa án quốc tế và các cam kết quốc tế thông qua việc thực hiện nghiêm túc các điều ước quốc tế song phương và đa phương thể hiện rõ nhất việc tôn trọng và nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong nhiều thập kỷ qua. Những ví dụ điển hình sau đây thể hiện các quốc gia trên thế giới đã tôn trọng chủ quyền các quốc gia:
Trong hai mươi năm liên tiếp, việc thế giới yêu cầu Mỹ bỏ cấm vận tại Cuba liên tục được nhiều quốc gia bàn luận mạnh mẽ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là cuộc cấm vận "bao vây", toàn diện, tàn bạo và dài nhất trong lịch sử đối với một đất nước có chủ quyền. Từ đó tới nay, trong những cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, thông qua nghị quyết "Sự cần
thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ chống Cuba",
số phiếu thuận ủng hộ của đa số tuyệt đối các nước thành viên ngày càng tăng lên. Điều này càng chứng tỏ chính sách cấm vận của Mỹ chống Cuba phi lí, vô nhân đạo và lỗi thời. Chính sách lỗi thời này đang ngày càng bị lên án. Đáng tiếc là trong mọi cuộc bỏ phiếu, Mỹ luôn bỏ phiếu chống. Lệnh cấm vận ở Cuba, một chính sách xâm lược lâu dài, bị chỉ trích nặng nề. Đây là vấn đề sẽ được đưa ra trong chương trình nghị sự trên diễn đàn thế giới dưới tên "Cần thiết phải xóa bỏ cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ áp đặt với Cuba", được thảo luận vào tháng 10/2011. Năm 2008, có 187 quốc gia bỏ phiếu yêu cầu xóa bỏ cấm vận tại Cuba, ngoại trừ Mỹ và Israel, cùng một
số nước đã bỏ phiếu trắng như Quần đảo Marshall, Micronesia và Paula. Việc này là minh chứng rõ ràng nhất rằng thế giới đang ngày một ủng hộ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Việc Nga và Trung Quốc phủ quyết cùng với các nước khác thuộc BRICS và Li-băng bỏ phiếu trắng đối với dự thảo nghị quyết về việc trừng phạt Xy-ri tại Hội đồng bảo an cho thấy nhiều nước trong Hội đồng bảo an bất bình với việc EU dùng sức ép cả về kinh tế, quân sự và chính trị đối với Xy-ri, một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trong bối cảnh tình hình khu vực Trung Ðông và Bắc Phi đang bất ổn và diễn biến phức tạp, cộng đồng quốc tế không muốn chủ quyền quốc gia bị xâm phạm và một "kịch bản Li-bi" tái diễn tại Xy-ri.
Tóm lại, đại đa số các quốc gia trên thế giới tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và đặc biệt là tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Các tổ chức quốc tế, các quốc gia luôn đấu tranh lên án các hành vi vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Do vậy, trong nhiều thập kỷ qua thế giới không xảy ra chiến tranh thế giới tàn khốc như chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2. Tuy nhiên, một số nước luôn lợi dụng các chiêu bài vi phạm nguyên tắc. Có thể nói cuộc tấn công tàn bạo ngày 11/9/2001 không chỉ làm sụp đổ hai tòa nhà chọc trời cao nhất nhì thế giới, tượng trưng cho quyền uy và sự thống trị của Mỹ mà còn lay chuyển cả nền tảng của công pháp quốc tế khi phản ứng của Mỹ là điềm nhiên vi phạm những quy định cơ bản nhất về bang giao quốc tế, chủ quyền quốc gia, luật nhân đạo và nhân quyền để thi hành một chính sách phòng ngừa và chiến lược đánh phủ đấu vào các quốc gia mà họ cho rằng tiếp tay cho bọn khủng bố. Mỹ tự cho mình quyền truy tố bất cứ ai, công dân bất cứ nước nào vì những hành vi coi như phạm pháp tại Mỹ nhưng hoàn toàn hợp pháp ở các nước khác.
Mỹ không chỉ "lấn sân" mà còn "trưng dụng" các hoạt động chính đáng của một số tổ chức quốc tế để phục vụ cho chiến tranh toàn diện chống khủng bố. Biểu hiện rõ ràng nhất của việc vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền quốc gia của Mỹ là bản báo cáo dài 31 chương về chiến lược quốc phòng do tổng thống Bush trình lên Quốc hội Mỹ tháng 10/2002. Tóm lại, bản báo cáo trên tuyên bố từ nay Mỹ không còn bị ràng buộc bởi các chuẩn mực và quy tắc truyền thống của cộng đồng quốc tế. Đi xa hơn nữa Mỹ tấn công thẳng vào nền tảng công pháp quốc tế và chế ra khái niệm "chủ quyền có điều kiện". Các nước có vũ khí WMD đương nhiên sẽ bị Mỹ tịch thu chủ quyền và đánh phủ đầu để chặn đứng mọi âm mưu. Nói cách khác các nước trên thế giới chỉ có chủ quyền nếu không bị Mỹ cho vào danh sách các nước "côn đồ" và ngay cả trong trường hợp đó cũng phải chấp nhận để Mỹ xén bớt chủ quyền (vi phạm không phận của các nước Châu Âu để bí mật chuyển tù binh Irac) khi nào Mỹ muốn hoặc thấy cần. Như vậy, chỉ có Mỹ là có chủ quyền thực sự, tức là bất khả xâm phạm còn Mỹ luôn tìm cách lợi dụng các chiêu bài can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Mặc dù Hiến chương Liên hợp quốc và các văn bản luật quốc tế khác luôn khẳng định nguyên tắc "tôn trọng chủ quyền các quốc gia" là kim chỉ nam cho mọi ứng xử trong các mối quan hệ quốc tế và giải quyết các tranh chấp của các quốc gia, nhưng ngày nay vẫn còn nhiều quốc gia vi phạm nguyên tắc này một cách trực tiếp hay gián tiếp. Mặc dù đã vi phạm luật quốc tế một cách trắng trợn nhưng bao giờ họ cũng cố tìm ra những lý do có vẻ chính đáng để biện hộ cho hành vi sai trái của mình và luôn giải thích rằng điều đó phù hợp với quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Nguyên nhân dẫn đến những sự vi phạm đó chủ yếu xuất phát từ những lý do sau:
- Chế độ xã hội và ý thức hệ khác nhau. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có một số quốc gia vì thấy nước khác lựa chọn chế độ xã hội hoặc ý thức hệ không giống với nước mình nên họ tiến hành can thiệp, thậm chí sẵn sàng sử dụng vũ lực đối với nước đó. Đây là sản phẩm của chính trị cường quyền. Những kẻ cường quyền không chỉ giành quyền chọn cho mình một chế độ xã hội và ý thức hệ độc lập mà còn có thể đưa ra sự lựa chọn cho nước khác. Ví dụ, Mỹ đã áp đặt, khôi phục nền dân chủ cho Grenada và
Nicaragoa... Vì vậy, "dân chủ" thường chỉ là cái cớ để nước lớn thực hiện chính sách nhà nước cường quyền của họ. Trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Chính phủ Mỹ lấy việc "thân Mỹ chống cộng" làm tiêu chuẩn để phân biệt bạn thù, chứ không phải lấy tiêu chí "nhà nước dân chủ" làm thước đo... Ngày nay, cộng đồng quốc tế đã cơ bản đạt được nhận thức chung đối với việc cấm các hành vi, vi phạm trắng trợn nguyên tắc "tôn trọng chủ quyền quốc gia" và "can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác". Do vậy, biện pháp sử dụng các chiêu bài chống cộng để truyền bá chế độ xã hội và ý thức hệ đã không còn là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với các quốc gia.
- Vấn đề chống khủng bố. Thế giới ngày càng trở lên mất an toàn với
sự hoành hành của chủ nghĩa khủng bố. Các cuộc khủng bố không trong phạm vi các quốc gia mà xuất hiện trên diện rộng của toàn thế giới. Chủ nghĩa khủng bố không những làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên toàn thế giới mà đẩy các nước vào sự nghi ngờ lẫn nhau. Một chiến dịch chống khủng bố được các siêu cường trên thế giới hoạch định một cách công phu. Sự trả đũa của các nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ không những nhằm vào các nước có phần tử khủng bố mà còn nhằm vào các nước mà họ nghi là che chở, dung túng cho các phần tử khủng bố. Họ dùng mọi biện pháp để trả đũa kế cả dùng vũ lực dẫn tới việc vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Các quốc gia nấp dưới chiêu bài chống khủng bố và can thiệp nhân đạo để đưa quân vào các quốc gia khác một cách hợp pháp và sau đó dựng lên một chính quyền thân Mỹ tại quốc gia đó.