Một số dân tộc thiểu số đòi có nhà nước riêng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 88 - 89)

- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố

3.1.2.1. Một số dân tộc thiểu số đòi có nhà nước riêng

Hiện nay nảy sinh một vấn đề một số dân tộc thiểu số nằm trong quốc gia nào đó đòi có nhà nước riêng và cũng yêu cầu các chủ thể khác của luật quốc tế công nhận họ như một quốc gia độc lập có chủ quyền như các quốc gia khác. Đa số các quan điểm không đồng ý với việc các dân tộc thiểu số đòi có nhà nước riêng và có chủ quyền.

Lý do đưa ra là chỉ các quốc gia mới có chủ quyền và các dân tộc nằm trong quốc gia đó chỉ có thể nhân danh quốc gia đó khi tham gia các quan hệ quốc tế và một vấn đề quan trọng nếu công nhận các dân tộc thiểu số có quyền chủ quyền thì thế giới trở lên hỗn loạn, quyền lực của quốc gia và của dân tộc chồng chéo lên nhau, một quốc gia lúc này sẽ có tới hai nhà nước, hai hệ thống pháp luật... rất nhiều vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh khi một bộ phận nhỏ dân cư thành lập quốc gia riêng trong một quốc gia khác mà không phải là hệ thống nhà nước liên bang. Điều này cũng gây khó khăn trong việc đại diện quốc gia tham gia các quan hệ quốc tế, giải quyết trong các tranh chấp quốc tế. Vì những lý do trên việc một bộ phận dân tộc nằm trong quốc gia đòi có nhà nước riêng không được cộng đồng quốc tế chấp nhận.

Thực chất của việc các dân tộc thiểu số đòi có nhà nước riêng chính là việc một số thế lực phản động, hoặc một quốc gia nào đó đứng đằng sau giật

dây, lợi dụng một nhóm người đó gây mâu thuẫn nội bộ trong các quốc gia đó nhằm thao túng quốc gia đó. Ở Việt Nam đã xảy ra nhiều trường hợp tương tự như vậy và bị nhà nước Việt Nam phát hiện triệt tận gốc. Trong một thời gian dài với mục đích "thành lập nhà nước riêng của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên" các thế lực phản động đã tuyên truyền, lôi kéo nhân dân, hứa hẹn viễn cảnh về nhà nước riêng độc lập của dân tộc Tây Nguyên để học chống đối chính quyền, phô trương thanh thế đòi thành lập nhà nước riêng. Các thế lực phản động đã bị triệt tận gốc từ khi còn trong trứng nước.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)