- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố
3.2.1.1. Thuận lợi của Việt Nam khi hội nhập quốc tế
Thứ nhất, chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta trong việc xác định chủ động tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa. Trong giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập, do chưa thực sự thống nhất về quan điểm nên ảnh hưởng không nhỏ tới nhịp độ tham gia khu vực hóa, toàn cầu hóa. Đến nay quan điểm và nguyên tắc rõ ràng của chúng ta là chủ động đẩy nhanh quá trình hội nhập, coi đây là "xu thế của sự phát triển". Trên quan điểm đó, trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước chuyển đổi trong chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng. Các chính sách này đều theo hướng tự do hóa, phụ thuộc vào thực lực cụ thể ở từng lĩnh vực.
Thứ hai, Việt Nam có những lợi thế về tự nhiên cho phát triển kinh tế. Tham gia vào toàn cầu hóa giúp chúng ta khai thác hiệu quả hơn lợi thế này. Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến mà còn sức thu hút đối với doanh nghiệp nước ngoài. Trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên chúng ta có thể phát triển những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thế giới. Bên cạnh lợi thế về tài nguyên
chúng ta còn có lợi thế về vị trí địa lý. Như vậy, Việt Nam có lợi thế to lớn về tự nhiên phục vụ cho hội nhập và phát triển kinh tế.
Thứ ba, Việt Nam được đánh giá cao về chỉ số nguồn nhân lực. Với thị trường gần 90 triệu dân, trong đó số người trong độ tuổi lao động cao, có trình độ văn hóa, cần cù lao động, đặc biệt là lao động giá rẻ. Trình độ dân trí của Việt Nam đang ngày càng được nâng lên để chủ động trong việc nắm bắt và sử dụng có hiệu quả các thành tựu công nghệ hiện đại. Một trong những lý do quan trọng khiến các nhà đầu tư chọn Việt Nam là lao động dồi dào và giá rẻ, có khả năng tiếp thu công nghệ mới. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để nguồn nhân lực Việt Nam được khai thông, giao lưu với thế giới, mặt khác hội nhập tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam.
Thứ tư, Việt Nam có môi trường chính trị, xã hội ổn định. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để tập trung phát triển kinh tế, mở rộng mối quan hệ đối ngoại. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là nhất quán, đồng thời pháp luật cũng từng bước được bổ sung, hoàn thiện và cụ thể hóa phù hợp với tiến trình hội nhập. Sự ổn định chính trị, xã hội cho phép tập trung toàn bộ sức lực của nhân dân cho phát triển đất nước. Trong các yếu tố hấp dẫn môi trường đầu tư, yếu tố ổn định xã hội được đặt lên hàng đầu, đây là lợi thế lớn của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa không làm cản trở tiến trình hội nhập. Trái lại, sự ổn định chính trị là một thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
Thứ năm, sau 20 năm đổi mới và hội nhập Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ tạo tiền đề cho quá trình hội nhập:
- Về kinh tế: Nền kinh tế nước ta vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước và phát triển tương đối toàn diện. Năm 2011, GDP đạt 119 tỷ USD, bình quân đầu người đạt trên 27 triệu đồng/ năm. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Vốn đầu tư xã hội hóa tăng nhanh. Thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng bước đầu, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.
- Về Văn hóa - xã hội: Thu được một số kết quả tốt, bước đầu gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các chính sách cho người có công, các vấn đề an sinh xã hội. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội, tạo 90% việc làm mới, thu nhập bình quân đầu người tăng, chỉ số phát triển con người được nâng lên [18].
- Về đối ngoại: Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế và trong khu vực và trở thành một thành viên tích cực của ASEAN với những đóng góp được đánh giá cao. Chúng ta cũng chính thức trở thành thành viên của APEC từ tháng 11/1998. Trong hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được bước tiến đáng khích lệ, gia tăng quan hệ quốc tế với IFM và WB. Quan trọng nhất là Việt Nam gia đã gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Cùng với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam cũng tham gia hội nhập thông qua việc ký kết các hiệp định song phương. Đáng chú ý là quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ được cải thiện đáng kể, Việt Nam với các thành viên EU và Nhật Bản. Việc gia tăng quan hệ với các nước công nghiệp phát triển có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam trong việc đáp ứng nguồn vốn và kỹ thuật, có thể xem đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng mà chúng ta cần tranh thủ thu hút, đồng thời đây cũng là thị trường rộng lớn và tiềm năng cho thị trường xuất khẩu Việt Nam. Tóm lại thành tựu trong 20 năm đổi mới sẽ là kinh nghiệm quý báu và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế.