Xu hƣớng hội nhập vì mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 77 - 83)

- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố

2.2.3. Xu hƣớng hội nhập vì mục tiêu quốc gia

Như đã phân tích bên trên hai xu hướng trên đều không phải là cách lựa chọn khôn ngoan của của các quốc gia. Để tăng trưởng kinh tế, thịnh vượng không còn con đường nào khác là phải hội nhập quốc tế, tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa nhưng hội nhập thế nào để tăng trưởng kinh tế mà vẫn đảm bảo quyền độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia. Bảo đảm chủ quyền quốc gia suy cho cùng chính là bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia để có thể đưa quốc gia phát triển theo con đường phát triển bền vững.

Thách thức trong thời đại toàn cầu hóa là làm sao dung hòa được việc giữ gìn chủ quyền quốc gia và bảo tồn bản sắc văn hóa, đồng thời nỗ lực hết mình để để giữ vững vị thế của mình trong thời đại toàn cầu hóa. Bất cứ quốc gia nào muốn tăng trưởng kinh tế và phát triển thịnh vượng thì phải hội nhập thế giới nhưng cũng không được ảo tưởng tiến trình toàn cầu hóa như một sức mạnh vô địch có thể đẩy các quốc gia phát triển nhanh mà tùy thuộc vào năng lực của mỗi quốc gia. Nếu hội nhập trong điều kiện mà chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, phải hy sinh bản sắc văn hóa và không kiểm soát được sự phát triển dễ dàng dẫn đến sự phản đối của người dân, họ sẽ nổi dậy và làm mọi cách để ngăn cản quốc gia của họ tham gia hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa. Do vậy, để dung hòa mọi lợi ích trong xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia thì quốc gia đó cần có những quyết sách hợp lý, lựa chọn con đường phát triển bền vững và không quá lệ thuộc vào các quốc gia khác. Một đất nước mà chủ quyền bị xâm phạm không thể an tâm đón nhận toàn cầu hóa nhưng một đất nước luôn khép kín, không hội nhập với thế giới thì rất khó để phát triển. Vậy các quốc gia cần đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

Trước hết, cần phải khẳng định ngày nay hội nhập là con đường duy nhất để tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, điều này đồng nghĩa với việc tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa các nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, chúng sẽ trở lên nhạy cảm và nhiều rủi ro đặc biệt với các nước đang phát triển. Trong điều kiện đó chủ quyền quốc gia cũng trở nên mong manh hơn. Vì vậy, mỗi quốc gia khi tham gia hội nhập thế giới cần chuẩn bị cho mình một tâm thế để đối phó với các thách thức đó.

Ngày nay một quốc gia sẽ không thể tăng trưởng nếu không tham gia vào quá trình toàn cầu hóa nhưng quốc gia cũng không thể tồn tại nếu không có một "hệ điều hành" và "phần mềm" cho phép quốc gia tận dụng các những lợi thế của mình để hạn chế rủi ro khi hội nhập thế giới. Nếu không chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa quốc gia dễ bị xâm phạm chủ quyền, mất độc lập tự chủ và bị các quốc gia khác thao túng, lũng đoạn.

Song song với phát triển kinh tế quốc gia cũng cần tăng cường tiềm lực quân sự, phát triển an ninh quốc phòng để đối phó với nguy cơ xâm lược của các quốc gia khác. Quốc gia cũng cần xây dựng những chính sách phúc lợi và an sinh xã hội hợp lý cho người dân để giảm sự chênh lệch về giàu nghèo, hạn chế những tác động tiêu cực về văn hóa, xã hội khi tham gia hội nhập thế giới. Điều này có nghĩa là các quốc gia cần tăng cường các giá trị truyền thống, giữ vững bản sắc văn hóa và có một chính sách an sinh xã hội hợp lý.

Để hạn chế những rủi ro khi quốc gia tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, các quốc gia cần xây dựng một nền chính trị ổn định, nâng cao dân trí, hiểu biết cho người dân về bối cảnh thế giới để họ có cái nhìn tổng thể về thế giới, biết được ưu và nhược điểm của hội nhập. Từ sự hiểu biết đó người dân mới ủng hộ hội nhập và ủng hộ các quyết sách của các quốc gia trong quá trình tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa. Cộng với việc nâng cao dân trí cho người dân quốc gia cũng cần có một hệ thống chính sách phù hợp từ chính

sách phát triển kinh tế, xã hội đến các chính sách về phúc lợi xã hội nhằm có sự phát triển ổn định và bền vững. Đảm bảo tốt cho người dân hệ thống phúc lợi xã hội, trợ giúp ý tế, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi xã hội khác để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của nhân dân nhằm an sinh xã hội.

Cuối cùng và quan trọng nhất vẫn là vấn đề phát triển kinh tế. Quốc gia cần phát triển nền kinh tế theo thị trường nhưng có định hướng và có những công cụ kiểm soát, điều tiết nền kinh tế một cách hiệu quả để kinh tế phát triển đúng hướng. Phát triển một nền kinh tế năng động, tiến bộ cộng với đưa ra những giải pháp phù hợp lấy con người làm trung tâm, đưa ra những chính sách đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động phù hợp để người dân có thể bắt kịp tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập một cách tự nguyện, có thể tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro mà toàn cầu hóa mang lại. Tóm lại sự lựa chọn khôn ngoan của các quốc gia là hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa nhưng có sự chuẩn bị đẩy đủ để phát triển bền vững và hạn chế những rủi ro mà tiến trình hội nhập mang lại đồng thời giữ vững chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc.

Ngoài ba xu hướng trên có rất nhiều quan điểm về vấn đề hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Một số quan điểm cho rằng hội nhập làm giảm quyền lực của nhà nước trong hoạch định chính sách, điều tiết xã hội, giảm khả năng thực hiện các nghĩa vụ xã hội của nhà nước và có tác động tiêu cực đến lĩnh vực tài chính công.

Để hội nhập thành công thì nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời đại toàn cầu hóa, biên giới được khai thông nên vai trò của nhà nước ngày càng quan trọng hơn. Như vậy, một bộ máy nhà nước năng động, hiệu quả, một nền hành chính công tinh gọn, một hệ thống pháp luật đồng bộ, chất lượng, và hệ thống các chính sách phù hợp là một mô hình lý tưởng cho hội nhập trong thời đại toàn cầu hóa. Các quốc gia đạt được thành tựu kinh tế ba thập niên trở lại đây chỉ ra rằng trong nền kinh tế toàn cầu hóa Nhà nước có thể hỗ trợ khả năng cạnh tranh của các quốc gia bằng cách mở rộng thị trường, hoàn thiện hệ thống chính sách luật lệ, nâng cao sức cạnh tranh của các quốc gia.

Thực tiễn cho thấy, chủ quyền quốc gia giờ đây cần được hiểu, trước hết, là khả năng quản lý, điều hành đất nước một cách chủ động và hiệu quả. Khả năng này chính là "thẻ bảo hiểm" cho sự tồn vong của một đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. Quản lý nhà nước tốt sẽ giúp giải quyết cả những vấn đề vô cùng quan trọng như vấn đề toàn vẹn lãnh thổ đối với chủ quyền quốc gia. Hiện nay, để đất nước phát triển, tất yếu cần tăng cường hội nhập quốc tế. Thế nhưng, bất cứ một nguồn vốn viện trợ nào, dù ODA hay FDI, cũng sẽ kèm theo những điều kiện. Giữ vững chủ quyền quốc gia chính là việc biết chấp nhận những điều kiện đó, song cũng phải biết cách hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của chúng. Nhận thức về chủ quyền quốc gia như vậy, tất yếu đòi hỏi về sự hiểu biết cách thức hội nhập. Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết để bảo đảm tính hiệu quả của chính sách hội nhập quốc tế. Những "luật chơi" đa phương hiện nay ngày càng phức tạp, và thậm chí, tạo rất nhiều kẽ hở bất lợi cho các nước đang phát triển. Vì thế, cần có sự hiểu biết thấu đáo về các cơ chế quốc tế khi tham gia.

Tóm lại, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có thể có những tác động nhất định tới vai trò của nhà nước, đặt các quốc gia trước những thách thức mới. Vấn đề đặt ra với các quốc gia là không phải tìm cách chống lại xu thế hội nhập mà là hội nhập thế nào và hội nhập ra sao, tìm cách chủ động tham gia hội nhập, biết cách điều chỉnh và thích ứng với xu thế đó. Để đạt được điều này Nhà nước phải có trách nhiệm tạo lập và duy trì sự ổn định về mặt chính trị xã hội, bảo hộ cơ sở kinh tế, bảo vệ trật tự kinh tế xã hội, duy trì môi trường, tạo hành lang pháp lý lành mạnh và các chuẩn mực cho các doanh nghiệp hoạt động, thực hiện việc kiểm soát vĩ mô sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế. Với vai trò như vậy nhà nước phải chú ý sát sao hơn đến việc tạo ra môi trường có tính cạnh tranh nhằm tạo lập một môi trường tăng trưởng tốt hơn và thông qua đó để tăng cường vị thế của Nhà nước trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tham gia sâu rộng hơn vào thị trường thế giới, tìm kiếm cơ hội cho các doanh nghiệp của mình nhằm tăng cường sức

cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra nhà nước không chỉ hoạch định một chính sách kinh tế vĩ mô hoàn chỉnh mà còn phải thiết kế và phát triển một hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả. Cuối cùng Nhà nước với tư cách là người đề ra chiến lược, phải là một nhà nước có thể dự báo những vấn đề quan trọng để có các biện pháp bảo lãnh cho sự phát triển của dân tộc mình và của toàn xã hội. Một mô hình nhà nước chuyên quyền không phải là mô hình nhà nước có chủ quyền chân chính. Sự xuất hiện của những cơ chế điều tiết đa quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập không có nghĩa là vai trò của nhà nước sẽ mất đi mà ngược lại trong tiến trình toàn cầu hóa Nhà nước sẽ tìm thấy những sức mạnh mới nâng cao vị thế và năng lực của mình.

Như trên đã phân tích, mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và chính sách hội nhập quốc tế vừa có tính bổ sung, vừa có tính hạn chế lẫn nhau. Trong đời sống quốc tế đương đại, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, tính hai mặt này được thể hiện ngày càng rõ nét. Những biến chuyển nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới trong thời gian vừa qua càng thúc đẩy phải có những nhận thức mới về tính hai mặt này để có những hành động phù hợp. Sự đan xen giữa các yếu tố trong nước và bên ngoài càng làm cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia thêm khó khăn và phức tạp. Để vừa giữ được chủ quyền nhưng vẫn phải bảo đảm được tính hiệu quả, năng động trong quá trình hội nhập. Các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng vượt qua biên giới quốc gia và vươn tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bối cảnh đó, mở cửa, hội nhập, tham gia vào các tổ chức, liên kết kinh tế đối với mỗi quốc gia trở thành một đòi hỏi tất yếu. Một mặt, tạo cơ hội để phát triển kinh tế trong một môi trường pháp lý bình đẳng với một hệ thống luật lệ hoàn chỉnh, mặt khác, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tận dụng một cách có hiệu quả và phát huy những lợi thế của mình mà vẫn bảo đảm giữ gìn bản sắc, bảo đảm chủ quyền quốc gia.

Chủ quyền quốc gia luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu thể hiện sự tồn vong của mỗi quốc gia, nhưng bảo vệ được nó trong quá trình toàn cầu hóa lại là một nhiệm vụ không đơn giản. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện nhiệm vụ này chính là hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế lại thường bị coi như là “con dao hai lưỡi”, chỉ có những người biết sử dụng nó thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì mối quan hệ phức tạp hai chiều trái ngược giữa chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế nên trình độ quản lý, điều hành đất nước trở thành thước đo cho cả hai.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)