Lợi dụng vấn đề nhân quyền để thao túng các quốc gia

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 92 - 95)

- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố

3.1.2.4. Lợi dụng vấn đề nhân quyền để thao túng các quốc gia

Nhân quyền là giá trị chung của nhân loại, không phải là sản phẩm của riêng giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản phương Tây. Một quốc gia, một dân tộc dù phát triển hay chưa phát triển, đều có một quan niệm riêng về nhân quyền và theo đó, có phương thức đảm bảo các quyền con người riêng, không giống các quốc gia khác. Không thể một quốc gia nào áp đặt giá trị nhân quyền của quốc gia mình lên một quốc gia khác, cũng như áp đặt các quốc gia khác phương thức đảm bảo quyền con người của quốc gia mình, cho dù, nhân quyền có tính phổ biến cao. Hàng rào chủ quyền quốc gia ngăn cản mọi sự áp đặt vô lý đó. Nếu một quốc gia hoặc một giai cấp, một thế lực nào đó tự coi mình là đại diện cho nhân quyền toàn nhân loại, lấy tiêu chuẩn giá trị nhân quyền của nước mình áp đặt cho các nước khác, lấy quan điểm "nhân quyền cao hơn chủ quyền", "nhân quyền không biên giới" để làm cơ sở cho sự can thiệp vào nội bộ các quốc gia độc lập, có chủ quyền là vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Trên thực tế, chủ quyền quốc gia được xác lập là cơ sở để bảo vệ và phát triển nhân quyền đích thực của nhân dân mỗi nước. Một quốc gia không

có (hoặc chưa có) chủ quyền dân tộc, thì không thể nói đến nhân quyền, đến "quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc" của người dân. Nếu mất chủ quyền quốc gia thì còn đâu để nói đến nhân quyền. Luật quốc tế hiện đại thừa nhận cả nhân quyền và chủ quyền quốc gia đều là những nguyên tắc cơ bản; cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm bảo vệ cả nhân quyền lẫn chủ quyền quốc gia. Việc cải thiện tình hình nhân quyền của mỗi nước chỉ có thể thực hiện được khi Nhà nước có chủ quyền và được lãnh đạo bởi một tổ chức và thông qua sự nỗ lực của toàn dân. Cho nên, phải có chủ quyền mới có nhân quyền. Chỉ có giữ vững chủ quyền quốc gia mới có điều kiện để bảo vệ và phát triển nhân quyền đích thực.

Những người đưa ra và cổ xúy cho luận thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền", hay "nhân quyền toàn cầu", "nhân quyền không biên giới", ngay từ đầu họ đã cố tình hoặc lảng tránh một lẽ đơn giản là, trên thế giới không thể có một con người nào sống ngoài cộng đồng quốc gia, dân tộc, càng không có cái thế giới tồn tại mà không cần rạch ròi biên giới giữa các quốc gia. Họ cũng bỏ qua một sự thật hiển nhiên là, thời đại mà chúng ta đang sống có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng nghìn dân tộc khác nhau, theo những tôn giáo khác nhau và có truyền thống văn hóa khác nhau. Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đó, con người thuộc các chế độ chính trị, xã hội khác nhau, cùng một lúc chịu sự tác động của hai mối quan hệ là quan hệ về nhân quyền và quan hệ về chủ quyền quốc gia. Quan hệ nhân quyền là quan hệ về cá nhân, còn quan hệ chủ quyền quốc gia là quan hệ cộng đồng các cá nhân trong quốc gia đó. Việc quy chủ quyền quốc gia về cùng một bậc với nhân quyền, rồi coi "nhân quyền" cao hơn "chủ quyền" là một việc làm khiên cưỡng, không lôgíc, phản khoa học và thiếu tính thuyết phục, có dụng ý xấu về chính trị [53].

Chúng ta cũng cần khẳng định thực hiện nhân quyền không làm thêm bớt hay cắt xén chủ quyền. Nhân quyền và chủ quyền quốc gia đều là những nội dung cơ bản trong đời sống chính trị ở mỗi quốc gia cũng như trên phạm

vi quốc tế, và đều được ghi nhận như là những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Trong thời đại chúng ta, việc tôn trọng chủ quyền quốc gia được ghi nhận như là nguyên tắc hàng đầu của luật quốc tế hiện đại. Nội dung của nó được xác định trên các bình diện sau đây. Chủ quyền quốc gia được bao hàm trong nội dung luật pháp quốc tế hiện đại hoàn toàn không mâu thuẫn với nhân quyền; ngược lại, đó chính là điều kiện thuận lợi bên trong và bên ngoài cho sự bảo vệ và phát triển nhân quyền đích thực. Và, một khi nhân quyền ở các quốc gia được thừa nhận và phát triển, thì đúng như "Tuyên ngôn nhân quyền thế giới" đã khẳng định, đó là: nền tảng của tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới. Vì vậy muốn phát triển nhân quyền phải giữ vững chủ quyền quốc gia, luật quốc tế hiện đại thừa nhận cả nhân quyền và chủ quyền quốc gia đều là những nguyên tắc cơ bản của nó, cộng đồng quốc tế đều có trách nhiệm bảo vệ cả nhân quyền lẫn chủ quyền quốc gia. Ở đây, hoàn toàn không có chuyện "hy sinh chủ quyền quốc gia cho nhân quyền". Ngược lại, có giữ vững chủ quyền quốc gia mới thực sự có điều kiện để bảo vệ nhân quyền.

Không một quốc gia nào được lợi dụng vấn đề nhân quyền như một công cụ gây sức ép trong quan hệ quốc tế, gắn nhân quyền với viện trợ kinh tế và thương mại, tuyệt đối không được lôi kéo các tổ chức quốc tế trong thực hiện các mưu đồ chính trị khi xử lý các vấn đề nhân quyền. Ở đây, việc thực hiện nhân quyền không làm thêm bớt hay cắt xén chủ quyền. Trong bối cảnh thế giới hiện nay việc lợi dụng nhân quyền để can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của quốc gia này đối với quốc gia khác diễn ra rất phổ biến. Vì vậy, trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, cần có quan điểm đúng đắn để giải quyết mối quan hệ giữa nhân quyền và chủ quyền quốc gia, bảo vệ, phát triển nhân quyền, đồng thời giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc mới bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

Tóm lại, hiện nay đa số các quốc gia trên thế giới đã nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia thể hiện bằng việc các tổ chức quốc tế các quốc gia trên thế giới lên án gay gắt những hành vi vi phạm

nguyên tắc dưới các chiêu bài "nhân quyền", chiêu bài "chống khủng bố" của một số siêu cường. Tuy nhiên, do mưu đồ bá chủ của một số nước trên thế giới nên nguyên tắc vẫn bị vi phạm dưới nhiều hình thức tinh vi. Một số quốc gia lợi dụng chiêu bài "chống khủng bố" để lật đổ những chính quyền hợp hiến hợp pháp, một số siêu cường khác lại lợi dụng chiêu bài "nhân quyền" nhằm gây mất đoàn kết trong nội bộ các quốc gia có chủ quyền để từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)