Một trong những quyền quan trọng nhất của bị cáo là quyền bào chữa, được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 50: “Bị cáo có quyền được tự

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 60 - 62)

bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” [29, tr.45]. Quyền này bảo đảm cho bị cáo quyền chống lại việc buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Nó có ý nghĩa to lớn và là điều kiện

thiết thực để bị cáo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời cũng là điều kiện để Tòa án xem xét một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ đối với vụ án.

Trước hết là quyền tự bào chữa của bị cáo. Quyền này bao gồm nhiều việc, trong đó có quyền: đưa ra chứng cứ, nhận xét chứng cứ, đề xuất, tranh luận trước Tòa án, với mục đích chống lại việc buộc tội hoặc gỡ tội. Nhưng do vị thế, điều kiện của bị cáo thường hạn chế nên pháp luật còn quy định cho bị cáo được quyền nhờ người khác bào chữa. Người bào chữa có quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa, đồng thời có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do luật định để chứng minh bị cáo vô tội hoặc làm sáng tỏ những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, phân tích, đánh giá chứng cứ, kiến nghị với Tòa án về việc áp dụng pháp luật, về điều tra bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ.

Bộ luật TTHS năm 2003 cũng quy định những trường hợp nếu bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ (Điều 57).

Bào chữa là quyền của bị cáo, do đó nó đồng thời cũng là nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, phải bảo đảm cho họ thực hiện quyền đó. Và bởi vì, “bào chữa là đặc quyền của bị cáo chứ không phải là nghĩa vụ của họ, nên bị cáo không có trách nhiệm giúp các Cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử trong việc buộc tội chính mình hoặc làm sáng tỏ các tình tiết khác có lợi cho họ” [12, tr.41]. Bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, kể cả những lời nhận tội của bị cáo cũng không thể là căn cứ duy nhất để Tòa án kết tội bị cáo.

Việc ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo là vấn đề vô cùng quan trọng, cốt lõi trong việc bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi mà trong thực tế vẫn còn tồn tại quan

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)