nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng
Để tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng phát hiện, xử lý tội phạm, pháp luật cho phép họ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó hạn chế một số quyền tự do của bị can, bị cáo. Tuy nhiên sự hạn chế tự do của họ phải bảo đảm nguyên tắc pháp chế, tránh sự lạm quyền. Pháp luật TTHS đã quy định các căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú…. Cũng như các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác như khám người, khám chỗ ở, tịch thu thư tín…. Tất cả những biện pháp cưỡng chế TTHS nói trên đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng không được áp dụng tùy tiện, lạm dụng mà chỉ được thực hiện khi có căn cứ và theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Xu hướng chung của TTHS văn minh là hạn chế ở mức thấp nhất việc áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam đồng thời mở rộng các biện pháp khác “mềm” hơn như đặt tiền, bảo lãnh… Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế TTHS đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng vừa bảo đảm nhiệm vụ phát hiện, xử lý tội phạm, vừa không xâm phạm đến quyền con người của bị can, bị cáo. Điều quan trọng là cần có chế tài nghiêm khắc xử lý những hành vi bắt tạm giữ, tạm giam quá mức cần thiết hoặc tái phạm của những người tiến hành tố tụng.
Nguyên tắc suy đoán vô tội chỉ rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội. Điều đó cũng có nghĩa bên buộc tội nếu không chứng minh được một người nào đó phạm tội thì phải tha bổng và tuyên bố người đó vô tội. Tuy nhiên, không phải khi đã tuyên bố trách nhiệm chứng minh thuộc bên buộc tội thì bên này có thể dùng mọi biện pháp để thu thập chứng cứ, mọi biện pháp điều tra để phục vụ cho việc chứng minh của mình kể cả những biện pháp kiểu như “bắt nhầm hơn bỏ xót”. Hoạt động chứng minh nói chung và thu thập chứng cứ nói riêng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định