Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 79 - 83)

- Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm k khoản 2 Điều 50): Không

Trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ

2.2.4. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự

quyền con người của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự

Những vi phạm về quyền con người của bị can, bị cáo trên thực tế là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tác giả thấy có một số nguyên nhân chính sau:

2.2.4.1. Bất cập trong các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật TTHS năm 2003 nhìn chung đã có một bước tiến mới so với trước đây khi hạn chế tới mức tối đa các quy phạm tùy nghi (lựa chọn). Ví dụ Điều 83 Bộ luật TTHS khi quy định những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt, CQĐT phải thực hiện một số công việc nhất định thay vì có thể thực hiện một số công việc như trước đây. Tuy nhiên mức độ hạn chế đó vẫn chưa thực sự bảo đảm, vẫn còn những điều luật mà tính chất tùy nghi quá rộng dẫn đến hạn chế quyền con người của bị can, bị cáo. Ví dụ, quy định tại Điều 79, điểm b khoản 1 Điều 88, khoản 2 Điều 228 Bộ luật TTHS thì chỉ cần “có căn cứ chứng tỏ rằng”, “có căn cứ chứng tỏ rằng”…... là các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo, còn “căn cứ” đó cụ thể là gì? có buộc phải chứng minh không?

Thì lại không quy định rõ ràng. Vì thế trong thực tiễn “căn cứ” đó hoàn toàn được xác định theo đánh giá chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng áp dụng biện pháp tạm giam trong thực tiễn hoạt động tố tụng thời gian qua gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền con người của bị can, bị cáo.

Bộ luật TTHS năm 2003 không quy định căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn không giam giữ như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Một vấn đề khác với các quy định về chứng cứ, Bộ luật TTHS hiện hành trao chọn vẹn thẩm quyền chứng minh trong vụ án hình sự cho các chủ thể tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng được độc quyền trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Những người tham gia tố tụng không có quyền thu thập chứng cứ của vụ án, chỉ có quyền cung cấp tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu (Điều 48-54, 58, 59, 64, 65, 66). Trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng luôn ở thế chủ động từ việc thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ. Không có một quy định nào về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của bên gỡ tội (Luật sư), cũng như không có quy định nào về cơ chế bảo đảm cho bị can, bị cáo thu thập chứng cứ hoặc coi các tài liệu, đồ vật mà họ đưa ra là chứng cứ (được đánh giá bình đẳng như chứng cứ mà các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được).

Vị trí, vai trò của người bào chữa mặc dù đã được quy định nhưng còn hạn chế. Pháp luật quy định các quyền của người bào chữa nhưng lại thiếu những quy định bắt buộc để bảo đảm việc thực hiện quyền của họ, đặc biệt chưa có những chế tài áp dụng đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng khi vi phạm các quyền của người bào chữa. Ví dụ, người bào chữa được pháp luật quy định có quyền có mặt khi hỏi cung bị can nhưng phải đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm có mặt, nhưng pháp luật không quy định cụ thể

thời hạn các cơ quan tiến hành tố tụng phải báo trước cho người bào chữa về việc hỏi cung bị can.

Vai trò của bị can, bị cáo còn thiếu sự bình đẳng; đối lập với vai trò tích cực, chủ động của cơ quan tiến hành tố tụng là vai trò thụ động của bị can, bị cáo trong việc thực hiện quyền của mình, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng mớm cung, bức cung, thậm chí dùng nhục hình để thu thập chứng cứ.

Chế tài xử phạt chưa thật nghiêm minh, chưa rõ ràng, cụ thể đối với các vi phạm quyền con người của bị can, bị cáo từ phía các cơ quan, người tiến hành tố tụng.

2.2.4.2. Về trình độ chuyên môn

Quyền con người của bị can, bị cáo có được bảo vệ hay không phụ thuộc rất lớn vào trách nhiệm và hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bắt tạm giam, truy tố người tùy tiện, xét xử oan sai, không đúng trình tự thủ tục là do trình độ, năng lực và quan điểm của một phận cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng còn hạn chế, ý thức pháp luật chưa được đề cao.

Phong cách làm việc và tư duy làm việc của một số người tiến hành tố tụng thiên về buộc tội đối với người bị tình nghi thực hiện tội phạm là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nghiêm trọng quyền con người của bị can, bị cáo. Nghiên cứu một số vụ án oai, sai trong TTHS cho thấy oan, sai bắt đầu từ tư duy của người tiến hành tố tụng vì ngay từ đầu chỉ nghiêng về buộc tội bị can, bị cáo vì thế đã bỏ qua tình tiết, sự kiện, chứng cứ gỡ tội cho họ. Điều mà những người tiến hành tố tụng có phong cách và tư duy thiên về buộc tội ngay từ đầu quan tâm là mâu thuẫn trong lời khai của bị can, bị cáo với những người tham gia tố tụng khác chứ không phải chân lý của vụ án, chính vì thế nhiều chứng cứ quan trọng đã bị bỏ qua, đồng thời các

giả thiết điều tra, hướng điều tra, truy tố, xét xử thường bị lệch lạc ngay từ đầu. Vấn đề là ở chỗ, đã có thiên hướng buộc tội ngay từ đầu, người tiến hành tố tụng bao giờ cũng muốn bị can, bị cáo nhận tội hay khai báo theo đúng giả thiết đã đề ra, thậm chí họ còn dùng các biện pháp trái quy định của pháp luật như: mớm cung, bức cung, dùng nhục hình để lấy lời khai của bị can, bị cáo.

2.2.4.3. Về nhận thức pháp luật

Muốn thực hiện tốt quyền của mình thì ngay bản thân những người tham gia tố tụng cần phải có nhận thức nhất định về quyền và nghĩa vụ của mình trong TTHS. Đây là vấn đề gặp nhiều vướng mắc hiện nay trong giải quyết các vụ án hình sự. Đại đa số người dân không nắm bắt được các quy định của pháp luật TTHS khi tham gia với tư cách khác nhau trong vụ án hình sự. Ví dụ, rất nhiều vụ án hình sự không có người bào chữa tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Một trong những nguyên nhân chính là bị can, bị cáo không biết tầm quan trọng và lợi ích của họ khi có người bào chữa tham gia, do đó họ không mời người bào chữa.

Những yếu kém trong nhận thức về pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự cẩu thả, tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền của bị can, bị cáo. Do nhận thức không đầy đủ về tính chất, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cũng như các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án làm cho việc vận dụng thiếu chính xác dẫn đến những hoạt động trái pháp luật xâm hại đến quyền con người nói chung, quyền của bị can, bị cáo nói riêng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)