Về mặt lý luận

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 83 - 85)

- Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm k khoản 2 Điều 50): Không

Trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ

3.1.1. Về mặt lý luận

“Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân” [20, tr.8]. Trong quá trình xây dụng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân của chúng ta hiện nay, việc ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các nội dung của quyền con người đã trở thành một mục tiêu để hướng tới, một nhiệm vụ phải được thực hiện, không chỉ trong môi trường dân sự mà ngay cả trong quan hệ hình sự, TTHS.

Phát hiện, xử lý tội phạm là công việc của bất kỳ nhà nước nào nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, của cá nhân trong xã hội đó. Tuy nhiên, con người khi sinh ra ai cũng có quyền sống trong môi trường an toàn trong đó có sự an toàn về pháp lý. Sẽ là một xã hội bất công và quyền con người bị xâm phạm nếu dân chúng luôn cảm thấy bất an bởi cảm giác có thể bị đưa vào vòng quay của TTHS với tư cách người bị tình nghi, bị can, bị cáo bất cứ lúc nào. Vừa bảo đảm việc phát hiện xử lý tội phạm, vừa phải bảo đảm không xâm phạm quyền con người là một mâu thuẫn mà giải quyết hài hòa mâu thuẫn này đó chính là biểu hiện của một kiểu TTHS trong một nhà nước văn minh. Công việc đầu tiên ở đâu cũng đòi hỏi và nhà nước nào cũng có nhiệm vụ phải làm là: Ghi nhận cụ thể những quyền con người vào trong hệ thống pháp luật TTHS của mình. Việc ghi nhận này không phải là sự ban phát

từ phía nhà nước mà bắt nguồn từ nhiều yếu tố trong đó có việc thừa nhận những giá trị cao quý nhân loại đã thừa nhận chung. Những giá trị đó là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, không ngừng nghỉ của loài người mới đạt được. Từ chỗ quyền con người trong đó có tính mạng, sức khỏe phẩm giá của con người bị chà đạp trong các phiên tòa man rợ, phi nhân tính thời trung cổ, phong kiến, phiên tòa “giàn thiêu” giáo hội… cho đến kiểu tố tụng văn minh, nhân đạo trong nhà nước pháp quyền chứng minh thuyết phục cho giá trị của quyền con người trong TTHS. Chúng ta có thể tìm thấy trong các văn kiện Quốc tế về quyền con người trong TTHS như: Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR); Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1985...

Cho đến nay, Việt Nam chúng ta đã tham gia phần lớn các văn kiện quốc tế về quyền con người và cam kết thực hiện ở cả hai phương diện lập pháp và thực tiễn. Điều đó được thể hiện trong luật TTHS của nước CHXHCN Việt Nam ở mức độ khác nhau: Có thể trang trọng quy định là nguyên tắc cơ bản, có thể thấp thoáng trong các quy định cụ thể. Bộ luật TTHS hiện hành có các nguyên tắc như: Thừa nhận Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án hình sự; Nguyên tắc bảo vệ quyền cơ bản của công dân; Nguyên tắc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Nguyên tắc suy đoán vô tội (tuy còn chưa rõ), quyền bào chữa, quyền kháng cáo, quyền minh oan…

Do đó việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền con người trong đó có quyền con người trong TTHS để đưa đến nhận thức đúng đắn về vấn đề quyền con người như một giá trị của nhân loại. Khả năng, điều kiện tiếp thu các giá trị đó vào hoàn cảnh Việt Nam trên cả phương diện lập pháp và thực tiễn. Tức là cần luận giải tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người

nói chung và quyền con người trong TTHS nói riêng hết sức cần thiết. Yêu cầu đối với nghiên cứu lý luận về quyền con người trong TTHS là phải bảo đảm được chiều sâu, tính đa dạng, khách quan của lý luận về quyền con người, phản ánh được thực tiễn sinh động của quá trình TTHS và bảo đảm tính khả thi của các giải pháp.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)