Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 98 - 100)

- Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm k khoản 2 Điều 50): Không

Trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ

3.2.4. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự

chữa trong tố tụng hình sự

Cũng như các quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật TTHS năm 2003 đã có nhiều ưu việt hơn so với trước đây. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa đang gặp rất nhiều khó khăn từ việc nhận giấy chứng nhận người bào chữa, gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bào chữa không được gặp riêng bị can, bị cáo và thời gian gặp luôn bị trại tạm giam hạn chế bởi những quy định bất hợp lý trong Quy chế hoặc Nội quy của trại giam; từ việc sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án đến thu thập chứng cứ về vụ án để kịp thời cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cá nhân không hợp tác hoặc không tạo điều kiện cho người bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa mặc dù pháp luật TTHS và Luật Luật sư đều quy định họ có nghĩa vụ, trách nhiệm giúp Luật sư tác nghiệp….. như đã phân tích ở trên. Do đó, để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, bảo đảm nguyên tắc pháp quyền, tác giả đề nghị cần sửa đổi Bộ luật TTHS về chế định người bào chữa theo hướng sau:

chữa, từ chối người bào chữa, giảm thiểu những điều luật tùy nghi, thay vào đó là những điều luật bắt buộc người tiến hành tố tụng phải thực hiện để bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo trong điều tra, truy tố, xét xử.

Thứ hai, bổ sung quy định về quyền của người bào chữa được gặp gỡ và trao đổi với bị can, bị cáo bị tạm giam. Hiện tại, theo hướng dẫn của Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998, người bào chữa chỉ được phép trao đổi với bị can, bị cáo không quá 1 (một) tiếng đồng hồ cho một lần gặp. Thực tế áp dụng cho thấy đây là quy định chưa hợp lý vì không đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động bào chữa. Thời gian 1 tiếng đồng hồ là quá ít trong khi việc gặp gỡ bị can, bị cáo đang bị tạm giam luôn gặp khó khăn bởi cơ quan quản lý trại tạm giam. Theo đó, cần sửa đổi lại theo hướng người bào chữa không bị giới hạn số lần và thời gian tiếp xúc với thân chủ của mình. Việc trao đổi có thể trực tiếp hoặc qua thư từ, trừ những trường hợp bị can, bị cáo bị truy tố về những tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Thứ ba, tăng cường hơn nữa vai trò của người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Quy định theo hướng luật sư có quyền tự mình thu thập chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo. Cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thông báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can. Người bào chữa có quyền “được thông báo” mà không chỉ là quyền “đề nghị được thông báo” như quy định hiện hành. Bên cạnh đó, cần quy định nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận chứng cứ do người bào chữa cung cấp, và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng phải hỗ trợ người bào chữa trong việc liên hệ với các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tạo điều kiện thuận lợi để thu thập chứng cứ. Đồng thời quy định người bào chữa có quyền được nhận thông báo về việc trưng cầu giám định và kết quả giám định.

Thứ tư, tác giả luận văn đồng tình với quan điểm:

hành nghề của luật sư như buộc xin lỗi, bồi thường (nếu để xảy ra thiệt hại) và thay cán bộ khác ngay lập tức. Cần phải quy định nếu không có chữ ký của luật sư từ những bản cung đầu tiên thì đương nhiên tất cả lời khai phải bị vô hiệu và hủy bỏ [32, tr.42].

Và cuối cùng, để bị can, bị cáo và người bào chữa của họ thực hiện được các quyền trong TTHS cần có cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại trong TTHS phù hợp và có hiệu quả. Với xu thế dân chủ hoá và hội nhập quốc tế nên cũng như hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về bị can, bị cáo trong Bộ luật TTHS sự cần được hoàn thiện theo hướng bảo đảm cho nền tư pháp dân chủ hơn, nhân đạo hơn.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)