tụng hình sự quốc tế
Liên Hợp quốc có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng các chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền con người. Tại khoản 3 Điều 1 Hiến chương Liên Hợp quốc, các quốc gia thành viên đã khẳng định mục đích thành lập Liên Hợp quốc là nhằm “thực hiện sự hợp tác quốc tế…. trong việc khuyến khích phát triển và sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho tất cả moi người, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” [5, tr.9].
Cho đến nay đã có 13 Công ước quốc tế được coi là các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người được ký kết trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Nội dung của tất cả các công ước quốc tế này đều phản ánh tinh thần của Hiến chương Liên Hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Theo quy định của các Công ước quốc tế về quyền con người, quốc gia thành viên phải xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của các Công ước. Đây là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia thành viên vì những chuẩn mực quốc tế về quyền con người không thể nằm ngoài khuôn khổ của pháp luật quốc gia. Khoản 2 Điều 2 Công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định:
….mỗi quốc gia thành viên của Công ước cam kết sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết phù hợp với quy trình nêu trong hiến pháp của mình và những quy định của Công ước để ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác, nhằm mục đích thực hiện có hiểu quả các quyền được công nhận trong Công ước [38, tr.79]. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (1948) là một văn kiện, chính trị pháp lý cơ bản, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đấu tranh của nhân loại vì các quyền tự do dân chủ của mỗi con người, mỗi dân
Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật quốc tế có thể thấy, quyền con người và bảo đảm quyền con người nói chung đã được quy định tương đối sớm trong các văn bản pháp lý, từ khi nhà nước tư sản mới hình thành. Nhưng có lẽ tập trung nhất, cụ thể nhất về bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội được quy định rõ ràng, cụ thể trong các văn bản như: Tuyên ngôn Toàn thế giới về quyền con người (Universal Decleration of Human Rghts); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (International Covernant on Civil and Political Rights -ICCPR); Công ước Châu Âu về quyền con người (European Convention on Human Rights - ECHR); Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (Convention on the Rights of the Child); Quy chế Rome về thành lập Tòa án hình sự thường trực Quốc tế; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1984 (United Nations Convention against Toture and Other Cruel, inhuman or Degrading Treatment or Punishmen - CAT) …. các văn bản quốc tế nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia cụ thể hóa trong nội luật về TTHS của mình.
Theo pháp luật TTHS quốc tế, quyền con người của người bị buộc tội được bảo đảm trên cơ sở: 1/Các nguyên tắc TTHS; 2/Các quy định về các quyền tố tụng cơ bản của người bị buộc tội; 3/Quy định các bảo đảm pháp lý để thực hiện các nguyên tắc tố tụng và quyền tố tụng của người bị buộc tội.