- Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm k khoản 2 Điều 50): Không
Trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ
2.2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
động điều tra, truy tố, xét xử
2.2.2.1. Trong hoạt động điều tra
Quá trình thực hiện TTHS có thể nói giai đoạn điều tra là giai đoạn thiết lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người tình nghi phạm tội, do đó, những vi phạm và sai lầm ở khâu này sẽ đưa đến sai lầm dây chuyền tiếp theo của các giai đoạn truy tố và xét xử. Trong những năm qua, cùng với tiến trình cải cách tư pháp, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự ở nước ta đã có nhiều tiến bộ. Tình trạng lạm dụng chức vụ quyền hạn trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích của công dân, trong đó có những người tham gia tố tụng như bị can, bị cáo đã giảm đáng kể. Tuy nhiên do những nguyên nhân khác nhau, ở một số nơi vẫn còn xảy ra các trường hợp bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra. Thực tiễn cho thấy, trong các vụ án bị cáo bị kết tội oan thì ở mức độ nhiều hay ít họ đều bị truy bức hoặc dùng nhục hình để buộc phải nhận tội Theo số liệu thống kê của Cục điều tra tội phạm (CQĐT - VKSNDTC), thì từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2013 CQĐT của VKSNDTC thụ lý xem xét, giải quyết 84 vụ việc bức cung, dùng nhục hình thông qua tin báo, tố giác về tội phạm. Cụ thể: năm 2006 (16 vụ việc); năm 2007 (12 vụ việc); năm 2008 (14 vụ việc); năm 2009 (8 vụ việc); năm 2010 (13 vụ việc); năm 2011 (8 vụ việc); năm 2012 (8 vụ việc); 6 tháng đầu năm 2013 (5 vụ việc). Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin VKSNDTC, từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2013, CQĐT của VKSNDTC đã khởi tố, điều tra 19 vụ/ 36 bị can về tội dùng nhục hình. Cụ thể như sau: Năm 2006 khởi tố 1 vụ/1 bị can; năm 2007 khởi tố 2 vụ/2 bị can; năm 2008 khởi tố 2 vụ/ 2 bị can; năm 2010 khởi tố 1 vụ/5 bị can; năm 2011 khởi tố 4 vụ/8 bị can; năm 2012 khởi tố 5 vụ/8 bị can; sáu tháng đầu năm
Từ các số liệu trên có thể thấy trong 5 năm (2006 - 2010), CQĐT của VKSNDTC đã thụ lý 63 vụ việc có dấu hiệu bức cung, dùng nhục hình trên cơ sở nguồn tin báo, tố giác tội phạm, trong đó đã khởi tố, điều tra 6 vụ/10 bị can (riêng trong năm 2009 không có vụ án nào về tội dùng nhục hình bị khởi tố). Trong các năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, CQĐT- VKSNDTC đã thụ lý 21 vụ việc và khởi tố, điều tra 13 vụ/26 bị can về tội dùng nhục hình. Các số liệu trên cũng cho thấy, số lượng tin báo, tố giác về tội phạm bức cung, dùng nhục hình trong những năm gần đây (2011 - 2013) có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ số vụ án và số bị can bị khởi tố, điều tra so với số vụ việc thụ lý lại cao hơn những năm trước (2006 - 2009).
Về tội bức cung, theo số liệu thống kê của Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin, Cục điều tra tội phạm thuộc VKSNDTC, thì trong 10 năm (từ 2003 - 2013) mặc dù có những tin báo, tố giác về tội phạm liên quan đến hành vi bức cung nhưng CQĐT - VKSNDTC chưa khởi tố, điều tra vụ nào về tội bức cung. Về tội dùng nhục hình, mặc dù một số vụ việc đã được xem xét, khởi tố, điều tra nhưng số vụ việc đã xử lý chưa phản ánh được đầy đủ tình hình thực tế. Thực tiễn cho thấy, nhiều vụ án, bị cáo khai tại phiên tòa là do bị bức cung, nhục hình nên phải khai không đúng sự thật tại CQĐT và xin khai lại với nội dung hoàn toàn khác, nhưng thường bị bác đi với lý do “không có chứng cứ để chứng minh” điều đó. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm để xem xét giải quyết.
Lâu nay không ít người trong CQĐT chưa thấy hết tầm quan trọng của việc bảo đảm thực hiện đúng quyền đưa ra chứng cứ và yêu cầu của bị can, dẫn đến vi phạm một cách nghiêm trọng như không kiểm tra xem xét thật khách quan những chứng cứ hay yêu cầu mà bị can đưa ra, họ thường vội vàng bác bỏ khi thấy không phù hợp với hướng điều tra của mình. Những sai phạm đó có thể thấy ngay trong cách đặt câu hỏi với bị can. Những câu hỏi chỉ có dạng trả lời “có” hay “không” đã không gợi mở và tạo cho bị can cơ
trọng quyền của bị can đã dẫn đến việc vi phạm quyền con người của bị can một cách nghiêm trọng như: mớm cung, bức cung, dùng nhục hình. Không ít cán bộ điều tra đã muốn rằng những lời khai của bị can phải phù hợp với chứng cứ mà họ thu thập được mà không phải là lời khai phản ánh đúng sự thật của vụ án. Nếu chứng cứ của bị can đưa ra mâu thuẫn với những chứng cứ mà CQĐT thu thập được sẽ khiến cho CQĐT có thể quy kết các bị can quanh co, chối tội, gây khó khăn kéo dài vụ án.
2.2.2.2. Trong hoạt động truy tố
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong thời gian qua, VKSND các cấp đã có nhiều đổi mới trong hoạt động nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát đã có những biện pháp kịp thời như trả tự do cho bị can khi không có đủ căn cứ buộc tôi để hạn chế tình trạng oan sai.
Bảng 2.3: Số bị can đƣợc Viện kiểm sát trả tự do từ năm 2009 – 2013
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 VKS trả tự do theo khoản 1, điều 28 Luật TC VKS 32 23 28 37 21 Nguồn: VKSNDTC 32 23 28 37 21 0 10 20 30 40 2009 2010 2011 2012 2013 VKS trả tự do theo khoản 1, điều 28 Luật TC VKS
Tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm, hàng năm, VKSND các cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố hàng trăm vụ án, bị can. Từ năm 2006 đến năm 2010 VKSND các cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 1.314 vụ án, trong đó được CQĐT chấp nhận và ra quyết định khởi tố 1.125 vụ chiếm 85,6% so với số vụ án mà Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố; trung bình mỗi năm Viện kiểm sát yêu cầu CQĐT khởi tố 338 bị can và được CQĐT chấp nhận khởi tố 342 bị can, chiếm 88,14% số bị can Viện kiểm sát yêu cầu. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát đã bám sát quá trình điều tra đối với vụ án, qua đó hạn chế được tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (trong những năm gần đây, tỉ lệ các vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung chiếm khoảng 5% số vụ án được giải quyết).
Trong nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự nhằm mục đích bảo đảm cho mọi hành vi phạm tội phải được điều tra đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, khách quan, không làm oan người vô tội, bảo đảm quyền con người trong hoạt động điều tra, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác này còn bộc lộ nhiều hạn chế như hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự còn chưa cao, vẫn còn xảy ra các trường hợp oan, sai làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, số liệu dưới đây sẽ minh chứng cho điều này.
Bảng 2.4: Số bị cáo đƣợc Hội đồng xét xử trả tự do từ năm 2008 - 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Bị cáo không có tội 52 28 14 4 2 12
Bị cáo được miễn TNHS 151 13 14 8 7
Các hình phạt không phải hình
phạt tù 521 99 105 157 281 301
52 521 521 28 151 99 14 13 105 4 14 157 2 8 281 12 7 301 0 100 200 300 400 500 600 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Bị cáo không có tội
Bị cáo được miễn TNHS
Các hình phạt không phải hình phạt tù
Biểu đồ 2.4: So sánh số bị cáo được Hội đồng xét xử trả tự do từ năm 2008 - 2013
Nguồn: VKSNDTC)
Bên cạnh đó, tỉ lệ đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra đối với bị can do không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hằng năm vẫn còn ở mức cao (năm 2012 là 331 bị can, năm 2013 là 322 bị can), điều đó thể hiện công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự còn chưa đạt hiệu quả, chất lượng chưa cao, chưa bám sát chặt chẽ quá trình điều tra vụ án hình sự.
Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là một trong các chức năng của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm: Việc tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý được chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Như vây, hoạt động của Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là một trong những phương thức để Viện kiểm sát bảo vệ quyền con người
của bị can, bị cáo, nhưng trong những năm gần đây vẫn còn diễn ra tình trạng bị can chết ở một số trại giam.
Bảng 2.5: Số bị can chết trong trại tạm giam từ năm 2009 - 2013
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Chết do tự tử 21 21 21 16 21 Chết do bệnh lý 257 190 228 182 176 Chết do nguyên nhân khác 8 8 6 10 4 Nguồn: VKSNDTC 21 257 8 21 190 8 21 228 6 16 182 10 21 176 4 0 50 100 150 200 250 300 2009 2010 2011 2012 2013 Chết do tự tử Chết do bệnh lý Chết do nguyên nhân khác Năm
Biểu đồ 2.5: So sánh số bị can chết trong trại tạm giam từ năm 2009 đến 2013
Nguồn: VKSNDTC
Bên cạnh đó, việc quản lý nhà tạm giam, quản lý bị can, bị cáo còn lỏng lẻo, kém hiệu quả, không đúng pháp luật, chế độ sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh, ánh sáng thực sự đang nằm trong nguy cơ cảnh báo.
2.2.2.3. Trong công tác xét xử
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Tòa án đã chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án theo đúng
biệt là các vụ án lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm, nhiều địa phương đã giải quyết 100% các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền. Theo báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án của TANDTC, trong năm 2013 toàn ngành đã thụ lý 83.116 vụ với 146.968 bị cáo, tăng 6.222 vụ với 15.540 bị cáo so với cùng kỳ năm trước; đã giải quyết, xét xử được 81.643 vụ án với 144.448 bị cáo (đạt 98% số vụ và số bị cáo); tăng 6.629 vụ với 17.241 bị cáo.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số những hạn chế, thiếu sót như: tình trạng các vụ án để quá thời hạn giải quyết chưa được khắc phục triệt để, toàn ngành còn có 869 vụ án để quá thời hạn giải quyết. Chất lượng giải quyết một số vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm chưa cao: tỉ lệ bản án, các quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán vẫn diễn ra: tỉ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,5% (trong đó do nguyên nhân chủ quan 0,3%); bị sửa là 4,9%. Tiếp đó, theo số liệu thống kê của Vụ thống kê tổng hợp ngành Tòa án, hằng năm số vụ án phải xét xử phúc thẩm trên toàn quốc có xu hướng tăng (chỉ năm 2010 có xu hướng giảm mạnh, năm 2011 có tỉ lệ tăng đột biến), số liệu chi tiết dưới đây sẽ phản ánh cụ thể:
Bảng 2.6: Thống kê số vụ án phải xét xử phúc thẩmtừ năm 2009 - 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số vụ án phải xét xử phúc thẩm 15.479 15.673 14.217 16.356 16.613 17.585 Tỉ lệ so với năm trước liền kề +1,25% - 9,3% +15,04% +1,57% +5,85%
Nguồn: Báo cáo công tác của ngành kiểm sát nhân dân từ năm 2005 - 2013
“Trong đó sự phát sinh thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm chủ yếu do kháng cáo của bị cáo và các đương sự khác, tỉ lệ kháng nghị của Viện kiểm sát trong tổng số vụ án phải xét xử phúc thẩm trên toàn quốc chỉ chiếm 5,89% - 6,95%” [17, tr.37].
Các lý do bị cáo thực hiện quyền kháng cáo của mình đối với bản án của Tòa án cấp sơ thầm như: bị cáo nhận thấy hình phạt quá nặng hoặc bị cáo kêu oan, còn nhiều tình tiết liên quan đến việc buộc tội chưa được làm sáng tỏ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng,…. đây là những lý do làm xâm hại lớn đến quyền con người của bị cáo.