- Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm k khoản 2 Điều 50): Không
Trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ
3.1.2. Về mặt lập pháp
Pháp luật TTHS nói chung và Bộ luật TTHS nói riêng giữ vai trò rất quan trọng trong việc thể chế hoá những quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và phản ánh tiến trình dân chủ hoá cuộc sống xã hội theo hướng nhà nước có đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do vậy, việc từng bước sửa đổi, hoàn thiện Bộ luật TTHS năm 2003, vốn được học tập và áp dụng theo mô hình nhà nước trong hệ thống các nước XHCN trước đây, tại điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới hiện nay là hết sức cần thiết.
Hiến pháp năm 2013 được ban hành và đã khẳng định ý nghĩa to lớn trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và trong lĩnh vực TTHS nói riêng. Một trong những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm 2013 là chế định quyền con người, quyền công dân. Vị trí và nội dung của chế định này thể hiện trong Hiến pháp cho thấy sự thay đổi quan trọng trong nhận thức của chúng ta về quyền con người. Hiến pháp đã có một số quy định trực tiếp về quyền con người, quyền công dân trong TTHS. Nội dung của những quy định này chính là những nguyên tắc, yêu cầu cần được cụ thể hóa bằng văn bản luật, cụ thể là pháp luật TTHS nhằm bảo đảm các quyền của bị can, bị cáo trong TTHS. Dưới góc độ bảo vệ quyền con người Luật TTHS Việt Nam cần chú ý tới một số vấn đề sau đây:
CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án. Đây là các cơ quan nhà nước trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng để bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân, tổ chức. Cho nên, việc xây dựng và hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp là một trong những nội dung quan trọng nhất để bảo đảm thực hiện quyền tư pháp nói chung và bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp nói riêng.
Thứ hai: Ghi nhận đầy đủ các quyền con người trong TTHS trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong TTHS. Trong luật thực định của chúng ta cho thấy còn một số quyền con người của người bị buộc tội chưa được ghi nhận: quyền được im lặng, quyền không buộc phải đưa ra chứng cứ chống lại chính mình, quyền thu thập đưa ra chứng cứ, quyền bào chữa vẫn chưa quy định cụ thể. Những hoạt động điều tra trinh sát vẫn chưa được luật hóa tạo điều kiện cho hành vi lạm dụng, thái quá xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của con người.
Thứ ba: Bên cạnh việc ghi nhận các quyền của người bị buộc tội nói chung, bị can, bị cáo nói riêng, điểm yếu nhất của TTHS Việt Nam đó chính là cơ chế để bảo vệ quyền con người. Quyền bào chữa, quyền thu thập đưa ra các chứng cứ của người bào chữa, bị can, bị cáo… được ghi nhận nhưng cơ chế để những người này thực hiện hiện quyền của họ vẫn còn có những vướng mắc.
Thứ tư: Bảo vệ quyền con người trong TTHS cũng có nghĩa là nếu người nào có những hành vi xâm phạm đến quyền con người trong TTHS thì cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý. Tức là trả lời cho câu hỏi: nếu không thực hiện thì có làm sao không? vẫn còn để ngỏ. Một vụ án quá hạn điều tra vẫn không ra quyết định đình chỉ và minh oan cho bị can. Một vụ án bị chậm
trễ đưa ra xét xử, một quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn không hợp lý và hợp pháp…. đều chưa có chế tài cụ thể. Bên cạnh đó, việc bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng trong vụ án hình sự chưa được quan tâm đúng mức nên vẫn có những trường hợp họ bị trù dập, bị trả thù, bị đe dọa.
Thứ năm: Để TTHS đạt hiệu quả cao, nhất là để bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo, các quy định của Bộ luật TTHS phải cụ thể và chi tiết hơn nữa để bất kỳ ai kể cả người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác đều hiểu đúng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.