Thực tiễn bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo thông qua hoạt động bào chữa

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 75 - 79)

- Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm k khoản 2 Điều 50): Không

Trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ

2.2.3. Thực tiễn bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo thông qua hoạt động bào chữa

hoạt động bào chữa

Điểm nổi bật trong cơ chế bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS chính là quy định quyền bào chữa của họ (Điều 11). Thực tiễn xét xử cho thấy, việc bảo đảm quyền bào chữa không chỉ biểu hiện tính dân chủ, mà còn là điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền con người của các đối tượng này. Do tầm quan trọng của nó mà quyền này được quy định trong Hiến pháp năm 2013 (Điều 31) và là một nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật TTHS năm 2003. Mặc dù pháp luật đã có quy định nhưng thực tiễn áp dụng đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thời gian qua vẫn tồn tại một thực trạng đáng buồn là nhiều Luật sư bị cản trở hoạt động từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong nhiều cuộc hội thảo về nghiệp vụ do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức hoặc hội nghị của các Đoàn luật sư, có nhiều ý kiến đã nêu lên những vụ việc cụ thể luật sư bị cản trở gây khó khăn trong hoạt động bảo về quyền, lợi ích của bị can, bị cáo. Các trường hợp bị cản trở chủ yếu là việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa và việc gặp bị can, bị cáo. Từ khi Liên đoàn Luật sư được thành lập (năm 2009) đến nay đã nhận được khá nhiều đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Luật sư, trong đó phần lớn đề nghị Liên đoàn can thiệp, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư bị cản trở từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi Luật sư bị cản trở, gây khó khăn thì quyền, lợi hợp pháp của bị can, bị cáo bị hạn chế, xâm phạm.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Bộ luật TTHS thì:

Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do [29, tr.52].

Song hầu như rất ít trường hợp luật sư được cấp giấy chứng nhận người bào chữa đúng thời hạn nói trên. Lý do được CQĐT đưa ra thường là do bưu điện chuyển đến chậm (nếu đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa được gửi đến CQĐT qua bưu điện) hoặc người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận người bào chữa đi công tác vắng …

Về thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa: Điều 27 Luật luật sư qui định luật sư chỉ cần 3 loại giấy tờ (đơn yêu cầu được bào chữa, thẻ luật sư và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề Luật sư) để được cấp giấy chứng nhận người bào chữa nhưng ở nhiều nơi CQĐT thường “đòi hỏi” thêm “Chứng chỉ hành nghề Luật sư hoặc hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa đương sự và Luật sư” [13, tr.43]. Rõ ràng đó là yêu cầu trái qui định của pháp luật và để làm khó Luật sư khi muốn tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra.

Trong vụ án hình sự, giấy chứng nhận người bào chữa có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với các vụ án có bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Nếu không được cấp giấy chứng nhận người bào chữa, Luật sư không được gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; không được tiếp xúc với hồ sơ vụ án, không được tiến hành các hoạt động tố tụng khác theo quy định của pháp luật để thực hiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Cũng do có vai trò quan trọng như vậy nên một số trường hợp, giấy chứng nhận người bào chữa được các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng như một “công cụ” để hạn chế Luật sư tham gia tố tụng. Tại Hà Nội cũng đã xảy ra trường hợp tròn

1 năm sau khi làm thủ tục đăng ký với CQĐT, Luật sư của bị can Mai Văn Dâu (nguyên thứ trưởng Bộ Thương mại) mới được cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Lúc này, vụ án đã xong giai đoạn điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để ra cáo trạng truy tố.

Ngoài việc trì hoãn, kéo dài việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa, nhiều Luật sư được người tiến hành tố tụng thông báo “bị can, bị cáo từ chối, không mời luật sư”, thậm chí trong nhiều vụ án nghiêm trọng mà bị can, bị cáo có trình độ học vấn “chưa hết cấp 2” cũng viết “giấy từ chối nhờ Luật sư” với lý do…. “có khả năng tự bào chữa”, có trường hợp từ chối Luật sư vì….. quá tốn kém, dù trước khi bị bắt chính bị can, bị cáo đã đến thuê đích danh Luật sư đó bào chữa cho mình. Trong các cuộc hội thảo chuyên môn, nhiều luật sư phản ánh rất hay “được” điều tra viên thông báo bị can từ chối Luật sư. Thế nhưng khi yêu cầu xem văn bản đó thì điều tra viên viện cớ rằng Luật sư chưa được cấp giấy chứng nhận người bào chữa, chưa phải là người bào chữa nên không được xem. Cũng có những trường hợp điều tra viên hứa hẹn với bị can không mời Luật sư thì bị can sẽ nhanh chóng được tại ngoại, còn nếu mời thì cứ…. giam (?), thế là nhiều bị can sợ và từ chối luật sư. Thậm chí, có nơi cán bộ điều tra còn dùng biện pháp nghiệp vụ để bị can đang bị tạm giam từ chối Luật sư. Vấn đề này được xem như bài toán nan giải, đã được các Luật sư và giới truyền thông nêu lên rất nhiều lần, nhiều nơi từ trước đến nay nhưng sự chuyển biến theo hướng tích cực còn chậm.

Tiếp đó, theo quy định tại điểm e, khoản 2 Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2003 thì người bào chữa có quyền “Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam” [29, tr.54]. Trên thực tế, luật sư chỉ thực hiện quyền này một cách dễ dàng nếu được CQĐT yêu cầu làm người bào chữa cho bị can là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần (các vụ án mà sự tham gia của Luật sư là yêu cầu bắt buộc). Đối với các

trường hợp khác, việc gặp bị can, bị cáo trong trại giam - đặc biệt trong giai đoạn điều tra - là rất khó khăn.

Để gặp được bị can, bị cáo, trước hết Luật sư phải có giấy chứng nhận người bào chữa (do CQĐT hoặc Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp). Tuy nhiên, việc lấy được giấy chứng nhận người bào chữa đã rất “gian nan” – như đã trình bày ở phần trên – nhưng khi có được giấy chứng nhận người bào chữa rồi thì nếu vụ án ở giai đoạn điều tra, Luật sư còn phải “đợi” điều tra viên

“bố trí” đi cùng thì mới vào được trại tạm giam. Rồi khi vào trại tạm giam, thì thời gian cho Luật sư gặp bị can tại trại tạm giam chỉ có 60 phút/buổi làm việc – một thời gian quá ngắn không đủ để Luật sư trao đổi và xác minh các thông tin liên quan vụ án, khó khăn trong việc thu thập thông tin, chứng cứ cho việc bào chữa để bảo vệ quyền, lợi ích của bị can. Khi tham gia hỏi cung bị can thì luật sư chỉ được hỏi khi điều tra viên đồng ý và có trường hợp phải đưa câu hỏi cho điều tra viên xem xong mới được hỏi câu hỏi đó. Chính vì vậy, Luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra thường chỉ mang tính hình thức, không giúp ích gì nhiều được cho bị can.

Ngoài ra, giầy chứng nhận người bào chữa không có giá trị bắt buộc, nên nhiều khi muốn được vào gặp bị can thì còn tùy thuộc mối quan hệ, “hiểu nhau” thì tạo điều kiện, còn không thích thì thôi. Rồi còn rất nhiều lý do như quá trình điều tra phải giữ bí mật, tránh thông cung… nhìn chung rất tùy tiện. Đáng tiếc là, các trường hợp lạm quyền, vi phạm pháp luật của các cá nhân trong các cơ quan tiến hành tố tụng cản trở hoạt động bảo vệ quyền của bị can, bị cáo của Luật sư lại chưa được xử lý kịp thời, thích đáng theo quy định của pháp luật, cho nên tình trạng này vẫn đang gây bức xúc cho giới Luật sư.

Tại phiên tòa, sự hiện diện của luật sư còn mang tính hình thức, ý kiến tranh tụng của người bảo chữa chưa thực sự được coi trọng; nhiều bản án, quyết định của Tòa án chưa thực sự dựa trên kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên tòa,

dẫn đến số án bị hủy, sửa còn chiếm số lượng đáng kể. Thực tiễn đó có thể do thẩm phán chưa có thái độ đúng đắn với sự hiện diện của Luật sư, gây khó khăn cho hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Bản bào chữa cùng các đề nghị của các Luật sư ít khi được sự quan tâm, xem xét của Hội đồng xét xử bởi lẽ với tâm lý coi bị cáo khi ra Tòa là đã có tội nên quyền bào chữa về bản chất vẫn chưa được thực hiện nên những tác động của nó đến Hội đồng xét xử là rất hạn chế. Bên cạnh đó, hiện tượng “án tại hồ sơ” đã tồn tại khá lâu trong lịch sử nên tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã biết trước tội danh cùng mức hình phạt của bị cáo. Nguyên tắc xét xử căn cứ vào lời khai và chứng cứ trong quá trình xét xử ít khi được thực hiện.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)