Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ quyền con người của

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 45 - 52)

ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo

2.1.1.1. Giai đoạn từ 1945 – 1988

Cách mạng tháng Tám thành công đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông non trẻ đã tích cực tiến hành hoạt động lập pháp nói chung và hoạt động lập pháp TTHS nói riêng. Mặc dù tình hình đối nội cũng như đối ngoại còn hết sức phức tạp, Nhà nước ta vẫn quan tâm đến việc bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung và trong xét xử của Tòa án nói riêng, thể hiện ở việc ban hành Sắc lệnh số 33/C về thiết lập các Tòa án quân sự ngày 13/09/1945, SL40 đặt một Tòa án quân sự ở Nha Trang ngày 29/09/1945, SL77/C về thiết lập Tòa án quân sự ở Phan Thiết của Chủ tịch nước. Đây được coi là những chế định quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người.

Trong lĩnh vực TTHS một số khía cạnh quyền an toàn cá nhân đã được ghi nhận như quyền được bào chữa và được sự trợ giúp của luật sư ngay khi bị bắt hoặc bị giam giữ. Để hiện thực hóa quyền này phải kể đến sự ban hành Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 cho phép “bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực trước Tòa án” [36, tr.40]. Quyền bào chữa tiếp tục được mở rộng trong các văn bản ban hành sau này như: Hiến pháp

năm 1959 (điều 101) ghi nhận “quyền bào chữa của người bị cáo được đảm bảo” [28, tr.57],“Thông tư số 2225/HCTP ngày 24/10/1956, Thông tư số 06/TC ngày 9/9/1967, Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1969 hướng dẫn việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức luật sư” [20, tr.39].

Đây là những quy định hết sức tiến bộ, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Đặc biệt, vào năm 1957, Quốc hội đã ban hành Luật bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân (Luật số 103/SL-L 005 ngày 20/5/1957). Bằng việc ban hành luật này, có thể nhận thấy pháp luật Việt nam đã có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền tự do cá nhân quan trọng nhất của con người nói chung, của bị can, bị cáo nói riêng. Luật này không chỉ quy định nguyên tắc chung trong việc bắt người, tạm giữ, tạm giam và khám người, đồ vật, nhà ở, thư tín mà còn quy định các thủ tục để tiến hành các hoạt động tố tụng đó. Luật quy định việc tạm giam phải do cơ quan tư pháp (Tòa án) cấp tỉnh trở lên hoặc Tòa án binh quyết định với thời hạn cụ thể; đồng thời cũng quy định việc tạm tha trong trường hợp không cần thiết hoặc đối với các đối tượng đặc biệt là người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú… Trước đó vấn đề này có được ghi nhận tại một số Sắc lệnh như: Sắc lệnh số 88/SL ngày 02/08/1949 sửa đổi Sắc lệnh số 134/SL ngày 20/7/1946 về quy định quyền hạn và thủ tục khám nhà của Ban tư pháp xã; Sắc lệnh số 002 ngày 18/6/1957 quy định những trường hợp phạm pháp quả tang, những trường hợp khẩn cấp và những trường hợp khám người phạm pháp quả tang.

Trước những chuyển biến về xã hội cũng như đòi hỏi mở rộng dân chủ và tăng cường chuyên chính vô sản, nhiều văn bản pháp luật TTHS đã được ban hành, phù hợp hơn với thực tiễn nhưng vẫn giữ nguyên giá trị của các nội

dung mang tính định hướng. Ngày 31-12-1959 Quốc hội thông qua Hiến pháp lần thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp một lần nữa khẳng định các nguyên tắc quan trọng về bảo vệ quyền con người như: mọi công dân bình đẳng trước pháp luật; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, thư tín; nguyên tắc xét xử công khai; Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Các nguyên tắc Hiến định trên được cụ thể hóa và thực hiện trong các luật như: Luật tổ chức TAND năm 1960 ngày 14/07/1960; Luật tổ chức VKSND năm 1960; Sắc luật số 01/SL-76 ngày 15/3/1976 về tổ chức TAND và VKSND; Sắc luật số 02/SL-76 ngày 15/03/1976 quy định việc bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật… Bên cạnh việc quy định cụ thể các chức năng quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, pháp luật cũng quy định trách nhiệm và hình thức xử lý thích đáng trong những trường hợp làm sai nguyên tắc.

Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp thứ ba của nước ta ra đời với những quy định cụ thể và tương đối hoàn chỉnh về bảo đảm quyền con người liên quan đến hoạt động xét xử vụ án hình sự - là nguồn quan trọng của luật TTHS. Trên cơ sở các nguyên tắc Hiến định, Nhà nước đã xây dựng những quy phạm điều chỉnh các vấn đề cụ thể trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Chẳng hạn: Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND ngày 03/07/1981; Pháp lệnh tổ chức Tòa án Quân sự ngày 21/12/1985…

Như vậy, từ khi Cách mạng Tháng tám thành công, trong bối cảnh hết sức khó khăn về xã hội cũng như về kinh tế, nhưng việc bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của bị can, bị cáo nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, thể hiện nhất quán trong các bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác với phạm vi ngày càng rộng hơn, nội dung ngày càng cụ thể hơn, hoàn chỉnh hơn.

2.1.1.2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

Trước năm 1988, văn bản luật TTHS còn rời rạc và thiếu hệ thống, mặc dù nhiều công văn, thông tư, nghị định được ban hành song vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực tế, ngày 28/6/1988 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Bộ luật TTHS đầu tiên nhằm thay thế các văn bản riêng lẻ trước đây, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển pháp luật TTHS ở nước ta.

Bộ luật TTHS năm 1988 đã có một bước phát triển lớn liên quan đến việc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do và an toàn cá nhân của công dân. Các chế định khác nhau của Bộ luật TTHS năm 1988 đều thể hiện rõ nét nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong TTHS thông qua các hệ thống các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Điều 3 Bộ luật TTHS năm 1988, nguyên tắc này quy định trách nhiệm của người tiến hành tố tụng. Nguyên tắc này thể hiện bản chất của nền dân chủ XHCN, đề cao và tôn trọng quyền con người, vì lợi ích của con người. Đây là nguyên tắc có tính bao trùm, xuyên suốt mọi hoạt động TTHS, bảo đảm không một công dân nào bị xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nguyên tắc thứ hai: Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, được quy định tại Điều 4 Bộ luật TTHS năm 1988. Đây được coi là nguyên tắc quan trọng của pháp luật TTHS Việt Nam. Bảo vệ bình đẳng xã hội, bảo vệ công lý là giá trị tự thân của pháp luật và mức độ bảo vệ bình đẳng xã hội là thước đo để đánh giá trình độ phát triển, tính ưu việt của xã hội nói chung, pháp luật TTHS nói riêng. Thể hiện: Khi tham gia TTHS, mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau do pháp luật TTHS quy định không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội của

Nguyên tắc thứ ba: Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, được quy định tại Điều 5 Bộ luật TTHS năm 1988. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có mối quan hệ chặt chẽ với tự do cá nhân của con người. Khi con người bị xâm phạm thân thể, tức là tự do cá nhân của người đó bị xâm phạm. Vì vậy, việc Bộ luật TTHS năm 1988 coi việc bảo đảm quyền này là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật TTHS, thể hiện rằng con người được thực sự tôn trọng, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm về mọi mặt, trong đó có quyền tự do thân thể của công dân được bảo đảm và tôn trọng một cách tuyệt đối.

Các hành vi bức cung, dùng nhục hình trong TTHS không những xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do, dân chủ của công dân. Vì vậy, Bộ luật TTHS năm 1988 đã nghiêm cấm mọi hành vi bức cung, dùng nhục hình. Những người thực hiện hành vi bức cung, dùng nhục hình phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nguyên tắc thứ tư: Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân, được quy định tại Điều 6 Bộ luật TTHS năm 1988. Con người là vốn quý nhất của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói chung và pháp luật TTHS nói riêng bảo vệ. Tương tự như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đây cũng là quyền tự do cá nhân quan trọng của con người. Nguyên tắc nghiêm cấm hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân trong hoạt động TTHS nói chung và xét xử nói riêng của cơ quan, người có thẩm quyền; mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo pháp luật bằng các biện pháp như xử lý kỷ luật, buộc bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nguyên tắc thứ năm: Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, được quy định tại Điều 7 Bộ luật TTHS năm 1988. Việc coi quyền này là một nguyên tắc cơ bản của

luật TTHS thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ bí mật đời tư của con người nói riêng.

Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm, thu thập chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền tiến hành các biện pháp cưỡng chế về TTHS như khám người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, tạm giữ đồ vật, tài liệu, kê biên tài sản… nhưng việc tiến hành các biện pháp này phải theo đúng các quy định của Bộ luật TTHS năm 1988 (Điều 11 - 124). Người ra lệnh, người tiến hành khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật, thì tùy trường hợp mà bị xử lý kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc thứ sáu: Nguyên tắc không thể bị coi là có tội, nếu chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án, được quy định tại Điều 10 Bộ luật TTHS năm 1988. Việc quy định nguyên tắc này trong Bộ luật TTHS thể hiện sự phát triển về tư duy pháp lý và hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền con người như quy định tại khoản 1 Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ngày 10/12/1948: “Mọi người, nếu bị cáo buộc về hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật, tại một phiên tòa xét xử công khai, nơi người đó được bảo đảm những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình” [38, tr.50].

Sự hiện diện của nguyên tắc này khắc phục được sự định kiến của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo cho rằng họ là người phạm tội nên trong quá trình giải quyết vụ án chỉ thu thập chứng cứ buộc tội, chứng cứ làm tăng nặng trách nhiệm hình sự mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội, chứng cứ làm giảm trách nhiệm hình sự đối với họ [8, tr.87] dẫn đến việc giải quyết vụ án không khách quan. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện vai trò trung tâm và đặc biệt

quan trọng của Tòa án trong việc đảm bảo quyền con người, bởi lẽ Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phán quyết một người có tội hay không có tội và quyết định hình phạt đối với người phạm tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật theo trình tự thủ tục quy định.

Nguyên tắc thứ bảy: Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo được quy định tại Điều 12 Bộ luật TTHS năm 1988. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng quyền con người, bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, đầy đủ, tránh được sự chủ quan, phiến diện và phù hợp với pháp luật quốc tế như quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, theo đó người bị buộc tội

Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ về pháp lý do mình chọn; nếu chưa có sự giúp đỡ về pháp lý thì phải được thông báo về quyền này; trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí cho người đó một sự giúp đỡ về pháp lý mà người đó không phải trả tiền nếu không có đủ điều kiện trả [40, tr.201].

Bào chữa là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của bị can, bị cáo. Họ có thể tự bảo chữa một cách tích cực như: đề xuất chứng cứ, tham gia tranh luận…. Bị can, bị cáo có thể nhờ người khác bào chữa cho mình (luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo). Người bào chữa được tham gia vào quá trình TTHS để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, góp phần làm sáng tỏ các tình tiết gỡ tội hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ, đồng thời giúp đỡ, tư vấn cho bị can, bị cáo về những vấn đề pháp lý cần thiết.

Nhiệm vụ của CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án phải bảo đảm và tạo mọi điều kiện cần thiết cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ và trong một số trường hợp do pháp luật quy định, các cơ quan tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)