Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm h khoản 2 Điều 49): Điều này bắt buộc cơ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 56 - 58)

quyền tiến hành tố tụng (điểm h khoản 2 Điều 49): Điều này bắt buộc cơ quan, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật trong khi tiến hành tố tụng, tôn trọng các quyền của bị can. Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013, để bảo đảm quyền khiếu nại của công dân nói chung, của bị can nói riêng đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về người có quyền khiếu nại (Điều 325), quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại (Điều 326), cũng như thẩm quyền và thời hạn giải quyết

khiếu nại (Điều 329-332). Đây là những quy định bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung, bị can nói riêng trong hoạt động tố tụng, thể hiện thái độ tôn trọng quyền con người của bị can trong hoạt động TTHS của Nhà nước ta.

Để các quyền trên của bị can được tôn trọng và không bị vi phạm, Bộ luật TTHS năm 2003 quy định hàng loạt các bảo đảm, chẳng hạn như: thời hạn tạm giam, thẩm quyền ra lệnh tạm giam và cách thức thực hiện lệnh tạm giam (Điều 88); thẩm quyền điều tra (Điều 110); sự tham dự của người chứng kiến (Điều 123); biên bản điều tra (Điều 125); căn cứ và cơ sở để khởi tố bị can (Điều 126); các yêu cầu của các hoạt động điều tra như hỏi cung bị can (Điều 131), đối chất (Điều 138), nhận dạng (Điều 139), kê biên tài sản (điều 146), xem xét dấu vết trên thân thể (Điều 152), thực nghiệm điều tra (Điều 153), đình chỉ điều tra (điều 164), thời hạn quyết định truy tố (Điều 166)…. Đặc biệt Bộ luật TTHS năm 2003 quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình đối với bị can (Điều 8) và đặc biệt là quy định tại điều 9: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [29, tr.17], cũng như quy định tại điều 10: “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” [29, tr.17].

Việc bảo vệ quyền con người của bị can trong TTHS chủ yếu gắn trực tiếp với hoạt động của hai chủ thể và là hai cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra và truy tố là CQĐT và Viện kiểm sát. “Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Tòa án không có vai trò gì trong việc bảo vệ quyền con người của bị can trong tố tụng hình sự. Chính Tòa án là chủ thể trực tiếp bảo vệ quyền con người của bị can trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” [34, tr.43]. Trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án bảo vệ quyền con người bằng việc nghiên cứu hồ sơ vụ án ra quyết định trả

hồ sơ để điều tra bổ sung khi có một trong những quy định tại Điều 179, ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự khi có một trong những tình tiết quy định tại Điều 180, quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đã áp dụng đối với bị can nay không còn cần thiết (Điều 177), quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 176) để đảm bảo công dân có quyền được xét xử công khai và công bằng tại Tòa án.

2.1.2.2. Quyền con người của bị cáo cần bảo vệ

Xét về mức độ tình nghi thực hiện tội phạm, bị cáo cao hơn nhiều so với bị can. Do vậy các phương thức bảo vệ quyền con người của họ cũng đa dạng, được thực hiện công khai và đầy đủ hơn. Quyền của bị cáo được quy định tại khoản 2 Điều 50 Bộ luật TTHS năm 2003 như sau:

- Quyền được nhận quyết định tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng (điểm a khoản 2 Điều 50): Trước hết bị cáo không những chỉ được biết

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 56 - 58)