Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 91 - 94)

- Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm k khoản 2 Điều 50): Không

Trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

cáo trong tố tụng hình sự

Có thể nói các quy định về quyền của bị can, bị cáo trong Bộ luật TTHS năm 2003 có nhiều điểm mới ưu việt hơn nhiều so với các quy định tương tự trước đây. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện Bộ luật TTHS năm 2003 nói chung và các quy định về bị can, bị cáo nói riêng thực tế cho thấy vẫn cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định đó cho phù hợp với xu thế dân chủ và nhu cầu nâng cao hiệu quả của tố tụng hình sự hiện nay.

không thể biết cần mời ai, không thể trực tiếp mời người bào chữa cho mình nên luật cần phải: Cho phép người đại diện hợp pháp hoặc người thân của họ thay mặt họ mời người bào chữa. Trong mọi trường hợp, bị can, bị cáo đều có thể từ chối người bào chữa nếu không đồng ý với việc làm của người đại diện hợp pháp hoặc người thân của mình.

Thứ hai, để bảo đảm sự vô tư, khách quan trong các hành vi tố tụng và hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, cần thiết phải quy định trong một số trường hợp nhất định bắt buộc phải có mặt của bị can, bị cáo cùng với người bào chữa của họ. Tại các điều luật trong Chương XIII Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định hoặc không có các quy định về sự có mặt của bị can, bị cáo hoặc chỉ có các quy định tuỳ nghi của pháp luật về quyền năng tố tụng nói trên của bị can, bị cáo. Ví dụ khoản 2 Điều 150 quy định: “…khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm” [29, tr.130];

Điều 151 quy định: “Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sỹ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến… khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến” [29, tr.131] (không quy định về sự có mặt của bị can);

Khoản 2 Điều 153 quy định: “Khi tiến hành thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia” [29, tr.132].

Trong thực tế, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra có liên quan trực tiếp tới việc xác định bị can, bị cáo có tội hay không có tội, nên sự có mặt của họ trong các hoạt động tố tụng nói trên là cần thiết, vừa có tác dụng bảo đảm sự vô tư của cơ quan tiến hành tố tụng vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa

của mình. Theo Điều 64 Bộ luật TTHS năm 2003, kết luận giám định là một nguồn chứng cứ rất quan trọng. Trong một số vụ án, kết luận giám định như một chứng cứ bắt buộc phải có để làm cơ sở cho việc xác định có hay không có tội phạm xảy ra; vì vậy, thiết nghĩ cần bảo đảm cho bị can, bị cáo tiếp xúc với những thông tin liên quan tới vấn đề trưng cầu giám định và kết luận giám định. Hiện nay, trong nhiều vụ án, bị can không biết được CQĐT có trưng cầu giám định hay không? Nếu có thì kết quả giám định thế nào? Để khắc phục tình trạng này cần sửa đổi, bổ sung Điều 155 quy định “trưng cầu giám định”, Điều 158 quy định “quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định” theo hướng: Khi quyết định trưng cầu giám định, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo cho bị can biết và bị can không những được thông báo nội dung mà còn được nhận bản kết luận giám định nếu trong bản kết luận giám định có những nội dung liên quan tới việc cáo buộc họ.

Thứ ba, cần kịp thời bổ sung quy định của Bộ luật TTHS về quyền được im lặng. Ghi nhận đầy đủ các quyền con người trong TTHS trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong TTHS. Trong luật thực định của chúng ta cho thấy còn một số quyền con người của người bị buộc tội chưa được ghi nhận quyền được im lặng.

Nói đến “quyền im lặng”, nhiều người cho rằng khái niệm này khá lạ lẫm. Nhưng, đây lại là một qui định thật sự tiến bộ, bảo đảm cho các qui định của pháp luật được thực thi nghiêm túc ngay từ khi quá trình TTHS được khởi động. Dù chưa có một thống kê chính thức nào về việc chưa có qui định về quyền im lặng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng oan, sai trong TTHS, tuy nhiên thực tiễn cho thấy, người bị tạm giữ, tạm giam đang trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi vì bị giam giữ, phải một mình đối diện với CQĐT, lại thêm sự thiếu hiểu biết về pháp luật, nên khi bị lấy lời khai, thẩm vấn, họ rất dễ bị khai theo hướng “gợi ý” của người lấy lời khai thiếu công tâm.

Có ý kiến cho rằng đa phần người bị tình nghi khi bị bắt đều kêu oan, chứ không im lặng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận, “kêu oan” không đồng nghĩa với việc “không im lặng” bởi “quyền im lặng chờ luật sư thực chất là quyền không khai báo cho đến khi có sự tư vấn của luật sư. Như vậy, sẽ tránh được cho một người việc tự buộc tội mình, thiệt hại cho bản thân” [48].

Do đó, bổ sung quy định cho phép bị can, bị cáo được quyền im lặng để chờ luật sư trong Bộ luật TTHS là điều kiện cần cho quyền có luật sư của người dân được bảo đảm thực thi và cũng là bảo đảm quyền con người không bị xâm phạm trong hoạt động tố tụng.

Thứ tư, hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo đối với những vi phạm, thiếu sót trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự của những người có thẩm quyền. Mặc dù, Bộ luật TTHS quy định bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo là một nguyên tắc cơ bản nhưng cũng chưa có cơ chế để bảo đảm cho quyền này của bị can, bị cáo, chính vì lẽ đó mà bị can, bị cáo thực hiện việc khiếu nại, tố cáo hết sức khó khăn do chưa có

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)