Nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp, trình độ, kiến thức pháp luật, bản lĩnh chính trị, đạo đức của những cán bộ tư pháp, đặc

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 101 - 103)

- Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm k khoản 2 Điều 50): Không

Trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ

3.3.1. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp, trình độ, kiến thức pháp luật, bản lĩnh chính trị, đạo đức của những cán bộ tư pháp, đặc

thức pháp luật, bản lĩnh chính trị, đạo đức của những cán bộ tư pháp, đặc biệt là những người tiến hành tố tụng

Hoạt động tư pháp là hoạt động có mục đích chung nhằm bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Vì vậy, các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và Điều tra đều là những cơ quan thể hiện trực tiếp bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, là những bộ phận không thể thiếu của bộ máy nhà nước.

Có thể xem các cơ quan tư pháp như những bộ phận chuyển tải quyền lực nhà nước chứa đựng trong pháp luật vào đời sống xã hội qua việc giải quyết các vụ việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích thiết thân của những con người cụ thể. Về tâm lý và ý thức xã hội, công dân đánh giá hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước trực tiếp thông qua sự đánh giá tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp, đặc biệt là Tòa án và Viện kiểm sát. Bởi vì, hoạt động của các cơ quan này quan hệ thiết thân đến con người. Họ đòi hỏi Tòa án và Viện kiểm sát phải là biểu tượng điển hình của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện trực tiếp tính chất dân chủ và công khai trong hoạt động. Trong tất cả các khâu của quá trình bảo vệ pháp luật, Tòa án và Viện kiểm sát là nơi biểu hiện rõ nhất bản chất của pháp luật. Ở đó, con người tìm thấy lẽ công bằng, tính nhân đạo, "thiện" và "ác" một cách trực tiếp và cụ thể

qua các vụ việc cụ thể. Ở đó, còn là "mảnh đất" kích thích sự hoàn thiện và phát triển pháp luật vì con người và cho con người.

Trong bài tham luận tại Hội thảo “Hiến pháp 2103 và vấn đề đổi mới tố tụng hình sự ở Việt Nam” TS.Trịnh Tiến Việt cho rằng cần tiến hành một số giải pháp đồng bộ như:

Tập trung nâng cao năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là các chủ thể tiến hành tố tụng; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các tập thể và cá nhân cán bộ, công chức của ngành tư pháp có vi phạm pháp luật; tiếp tục củng cố và tăng cường công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành tư pháp theo lộ trình từng bước bảo đảm đủ về số lượng, về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện tốt công tác đổi mới cơ chế tuyển chọn Thẩm phán theo hướng mở rộng nguồn bổ nhiệm không chỉ đối với các cán bộ đang công tác trong ngành Tòa án mà còn cả những người là luật gia, luật sư, những cán bộ khoa học có kinh nghiệm thực tiễn nếu họ đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật [45, tr.109].

Bên cạnh đó , để nâng cao chất lượng cán bộ đòi hỏi trước hết những cán bộ tư pháp , người tiến hành tố tụng phải tự rèn luyện ý thức chính tri ̣ . Việc rèn luyện ý thức chính tri ̣ luôn phải đi đôi với việc rèn luyện phẩm chất đa ̣o đức của người cán bộ theo tinh thần lời da ̣y của Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh : "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn".

Có thể nói, ở tất cả các khâu từ điều tra, truy tố, đến xét xử là một hệ thống vận dụng và áp dụng thành thạo pháp luật.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quyền lực nhà nước bị biến dạng qua hoạt động cụ thể của Tòa án và Viện kiểm sát. Uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật giảm sút trong dư luận của

quần chúng. Vì vậy, tiếp tục đổi mới, cải cách hệ thống các cơ quan tư pháp theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, đòi hỏi phải nâng cao năng lực áp dụng pháp luật và năng lực đề xuất, kiến nghị sáng kiến đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật vì con người, cho con người đối với đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán.

Làm tốt điều này sẽ hướng những con người có lương tâm, đạo đức và lòng tự trọng không bao giờ chỉ duy ý chí theo hướng xấu trước một hành vi, sự việc hay trước một con người, mà cần tin vào cả những điều tốt đẹp, cái thiện trong những hiện tượng đó.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)