- Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm k khoản 2 Điều 50): Không
Trả tự do khi bị can có quyết định đình chỉ
3.2.1. Hoàn thiện quy định về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự
tụng hình sự
3.2.1.1. Bổ sung, làm rõ nguyên tắc suy đoán vô tội
được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [31]. Quy định này bảo đảm rằng, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hình sự được coi là không có tội cho đến khi hành vi phạm tội của họ được các cơ quan, người tiến hành tố tụng chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, khi những người này tham gia tố tụng với tư cách là bị can, bị cáo thì các chủ thể tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện các quyền hiến định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Bộ luật TTHS năm 2003 đã ghi nhận hai nội dung quan trọng của nguyên tắc suy đoán vô tội tại Điều 9: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và Điều 10 Xác định sự thật của vụ án với nội dung: “….Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” [29, tr.17]. Mặc dù đây là những quy định rất tiến bộ nhằm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, tuy nhiên, xét về mặt tổng thể, nguyên tắc suy đoán vô tội nhìn chung vẫn chưa được bảo đảm một cách toàn diện trong những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng.
Do đó, nên quy định lại Điều 9 cho rõ hơn, như: Sửa đổi tiêu đề của Điều luật và bổ sung những nội dung cơ bản thuộc về nguyên tắc suy đoán vô tội. Quy định tại Điều 14 Bộ luật TTHS năm 2001 của Liên bang Nga có thể là một sự tham khảo bổ ích:
Điều 14. Suy đoán vô tội
1. Bị can được coi là không có tội, chừng nào tội của họ không được chứng minh theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tội phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội.
3. Mọi nghi ngờ về phạm tội của bị can nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải được giải thích có lợi cho bị can.
4. Bản án kết tội không được dựa trên những giả định [18, tr.148]. Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội có tính chất bao quát các quyền của bị can, bị cáo trong TTHS. Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật TTHS Việt Nam cần được coi là một trong những nguyên tắc trụ cột và là một nhu cầu cấp thiết nhằm thực hiện đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN; tạo ra những điều kiện có ý nghĩa tích cực để bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo nhằm đưa họ ra khỏi trạng thái bị động và thế yếu, giúp họ nhận thức được những quyền mà pháp luật trao cho họ và họ có thể tự nguyện lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện những quyền đó.
3.2.1.2. Tăng cường các yếu tố đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng
Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử của Tòa án đã được bổ sung tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013. Nguyên tắc này cần được cụ thể hóa trong TTHS là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử. Mặc dù, đã có nhiều quy định về tranh tụng nằm rải rác ở một số điều trong Bộ luật TTHS, như các Điều 5, 11, 19, 50, 51, 52, 53, 54, 58… nhưng các quy định này còn thiếu tính cụ thể, chưa được ghi nhận với tính chất như một nguyên tắc cơ bản, độc lập, chưa có cơ chế bảo đảm tranh tụng nên thực tiễn hoạt động chưa phát huy hiệu quả.
Hiện nay, theo quy định trong pháp luật TTHS Việt Nam, hình thức TTHS được áp dụng là hình thức tố tụng thẩm vấn. Theo hình thức này, cơ quan tiến hành tố tụng thường coi trọng sự thật khách quan hơn là những tài liệu, đồ vật được coi là chứng cứ do bị can, bị cáo cung cấp. Yếu tố tranh tụng còn mờ nhạt, thẩm vấn vẫn là phương pháp chủ yếu được thực hiện ở hầu hết các giai đoạn tố tụng, thể hiện sự bất bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, trong đó sự bất lợi luôn thuộc về người tham gia tố tụng, đặc biệt là đối với bị can, bị cáo.
Để phù hợp và thể chế hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, Bộ luật TTHS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Tạo cho bị can, bị cáo, người bào chữa có khả năng và vị thế ngang với khả năng và vị thế của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc đi tìm sự thật cũng như việc chống lại những gì không phải là sự thật. Đặc thù của tố tụng tranh tụng là hình thức tố tụng coi trọng chứng cứ hơn sự thật khách quan nên bên cạnh việc công nhận quyền bào chữa, quyền được coi là không có tội khi các cơ quan tiến hành tố tụng không tìm đủ chứng cứ kết tội, thì cần bổ sung những quy định rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bằng mọi cách phải chứng minh được sự thật khách quan của vụ án.