Biện pháp 2: Xây dựng và phát triển hệ thống cố vấn học tập đủ về số

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 103 - 106)

lượng, mạnh về chất lượng để hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả. 3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Trước tiên cần phải khẳng định rằng cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi cố vấn học tập là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường - sinh viên; là một chuyên gia tư vấn về học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, định hướng nghề nghiệp và cả tâm tư tình cảm cho sinh viên trong suốt quá trình học tập tại Trường. Cố vấn học tập được xem là một bộ phận không thể tách rời và đảm bảo cho “cỗ máy” học chế tín chỉ vận hành hiệu quả, thông suốt.

Không có sự hỗ trợ của đội ngũ cố vấn học tập sinh viên sẽ rất bỡ ngỡ khi đăng ký môn học, nhiều sinh viên không xác định được khả năng thực sự của mình, không thấy rõ được điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mình vì vậy việc lựa chọn các môn học trong một học kỳ sẽ không đạt hiệu quả cao. Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập đủ số lượng, cơ cấu phù hợp với qui mô, loại hình, hình thức đào tạo, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực thực thi nhiệm vụ, tận tuỵ hỗ trợ giúp đỡ sinh viên học tập, rèn luyện tốt, đồng thời giúp lãnh đạo chỉ đạo và quản lí sinh viên hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc tất cả vì sinh viên.

95

Cố vấn học tập là người nắm vững chương trình học tập, am hiểu cấu trúc, nội dung của các khối kiến thức và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn tiến độ học tập của sinh viên. Nhiệm vụ của giảng viên cố vấn học tập là tư vấn về học tập, nghiên cứu khoa học và việc làm cho sinh viên. Nội dung của biện pháp này là:

- Lựa chọn được những cán bộ, giảng viên có năng lực để làm cố vấn học tập.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ dành cho đội ngũ cố vấn học tập để công tác này thực sự có chất lượng.

- Căn cứ vào số lượng sinh viên từng năm học, có kế hoạch đào tạo và bổ nhiệm đội ngũ cố vấn học tập mới đủ về số lượng đáp ứng yêu cầu.

- Định kỳ tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về công tác cố vấn học tập để các cán bộ có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Xây dựng mô hình quản lí tự học của sinh viên có ứng dụng công nghệ thông tin

- Quán triệt công tác cố vấn học tập là một trong những nhiệm vụ then chốt đảm bảo cho việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ một cách thành công, từ đó, toàn thể cán bộ, giảng viên có trách nhiệm cao đối với hoạt động này. Định kỳ thanh kiểm tra hiệu quả công tác này để bản thân mỗi cán bộ chủ động, tích cực hơn nữa trong công việc.

3.2.2.3 Cách thức triển khai biện pháp

Để công tác tư vấn, hỗ trợ của cố vấn học tập có hiệu quả thì các nhà quản lí cần xây dựng được đội ngũ cố vấn thực sự chuyên nghiệp. Cố vấn học tập cần hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình đối với quá trình học tập của sinh viên. Để có đội ngũ cố vấn học tập đúng theo ý nghĩa của nó thì cần phải thực hiện những bước cụ thể như sau:

96

Đối với Nhà trường:

- Cần xây dựng hệ thống văn bản pháp quy quy định về chức năng, nhiệm vụ của cố vấn học tập phù hợp với bản chất của đào tạo theo tín chỉ và phù hợp với điều kiện cụ thể của Trường.

- Xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lí để đội ngũ cố vấn học tập thực sự yên tâm làm việc.

- Thường kỳ, đầu năm học mới, nhà trường cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, các buổi toạ đàm cho đội ngũ cố vấn học tập để họ thông suốt được các quy định, quy chế về đào tạo theo tín chỉ và để bản thân họ có những ý kiến đóng góp, học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau tạo điều kiện cho hoạt động của cố vấn học tập đạt kết quả cao.

- Tạo điều kiện thuận tiện cho liên lạc trao đổi thông tin hai chiều giữa sinh viên với đội ngũ cố vấn học tập bằng cách: Cài đặt hệ thống máy tính nối mạng toàn trường, phụ cấp hỗ trợ phí điện thoại cho cố vấn học tập, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết cho việc lưu trữ thông tin…

- Xây dựng hệ thống cố vấn học tập trên nguyên tắc lựa chọn những cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm, có sự am hiểu sâu sắc về hệ thống đào tạo mới, tận tâm với sinh viên và có hiểu biết cặn kẽ về ngành nghề giảng dạy.

Đối với đội ngũ cố vấn học tập:

- Tự trang bị cho mình những kiến thức về công việc mình đảm nhiệm thông qua các văn bản, quy định cụ thể của trường.

- Nhận nhiệm vụ trên tinh thần tự nguyện, tâm huyết và có ý thức trách nhiệm cao. - Hoàn thành tốt các nội dung trong công tác cố vấn học tập, đặc biệt quan tâm tới những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên liên hệ với sinh viên thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm của sinh viên để công tác cố vấn đạt hiệu quả cao nhất.

97

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 103 - 106)