Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 79 - 83)

Nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, người quản lí phải thực hiện quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên ở các mặt sau:

- Quản lí cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập trên lớp, thời gian dành cho tự học; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị đồ dùng để thầy và trò cùng tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học; Quản lí trang thiết bị hỗ trợ dạy và học.

- Quản lí các hoạt động đảm bảo thời gian tự học cho sinh viên.

2.3.6.1.Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tự học của sinh viên.

Nội hàm khái niệm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập của sinh viên rất rộng lớn, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ khảo sát nội dung này ở một số vấn đề cơ bản. Kết quả khảo sát được thể hiện cụ thể ở bảng thống kê sau:

71

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát mức độ đánh giá của sinh viên về các điều kiện phục vụ tự học

Địa điểm tự học (ngoài giờ lên lớp)

Mức độ đánh giá

Thường xuyên Thi thoảng Ít khi

SL % SL % SL %

Ký túc xá/Nhà trọ/Gia đình 131 87.3 18 12.0 1 0.7

Thư viện 30 20.0 97 64.7 23 15.3

Hội trường/giảng đường 25 16.7 88 58.7 37 24.7

Bất kỳ chỗ nào 15 10.0 19 12.7 116 77.3 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tự học Mức độ đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL %

Điều kiện trường, phòng

học, phòng máy, thư viện 60 40.0 80 53.3 10 6.7 Phương tiện kỹ thuật, trang

thiết bị phục vụ DH 45 30.0 89 59.3 16 10.7

Nguồn tài liệu 30 20.0 110 73.3 10 6.7

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy việc tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên: có 87.3% sinh viên thường xuyên học ở ký túc xá, nhà trọ hoặc gia đình; Chỉ có rất ít sinh viên thường xuyên học ở hội trường, giảng đường và đọc tài liệu tham khảo ở thư viện (30% sinh viên thường xuyên học ở thư viện, 25% sinh viên thường xuyên học ở giảng đường, hội trường). Qua trao đổi, chúng tôi được biết, phần đông sinh viên của Trường học tại gia đình hoặc ký túc xá vì các em cho rằng đây là những địa điểm học tập yên tĩnh, không bị ảnh hưởng, chi phối bởi các điều kiện ngoại cảnh, sinh viên có thể tập trung vào việc học tập hơn.

Thư viện có thể được xem là người thầy thứ hai của sinh viên, là nơi cung cấp nhiều tài liệu, sách tham khảo, tra cứu phục vụ cho việc học tập, nhưng chỉ có 30% sinh viên thường xuyên lên thư viện để học. Đối chiếu kết quả này với kết quả khảo sát về điều kiện cơ sở vật chất, chúng ta phần nào nhìn thấy một thực trạng, đó là việc trang bị tài nguyên học liệu cho các em chưa thực sự được tốt, ngoài việc cung cấp sách giáo khoa, giáo trình học tập chính thống, thư viện cần bổ sung nhiều nguồn tài liệu tham khảo, nhanh chóng vận hành thư viện số, liên kết với nhiều thư viện số trong và ngoài nước

72

hơn nữa để phục vụ việc học tập của các em đạt kết quả tốt hơn. Ngoài ra, một nguyên nhân chủ quan khác có thể kể đến đó là việc đọc sách chưa trở thành thói quen của sinh viên, do đó, sinh viên chưa thực sự tích cực, say mê đọc sách, trong học tập lại thiên về đối phó với thi cử, kiểm tra chứ chưa xác định phấn đấu liên tục, tự học, tự nghiên cứu.

Về phương diện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tự học, sự đánh giá của sinh viên cũng được thể hiện phần nào trong bảng….

Điều kiện trường lớp, phòng học, thư viện được đánh giá đạt, đảm bảo việc học tập. Trong đó, có 40% sinh viên đánh giá tốt và 53,3 sinh viên đánh giá đạt. Chỉ có 6.7% sinh viên thể hiện sự chưa hài lòng về nội dung này.

Phương tiện kĩ thuật, trang thiết bị phục vụ đào tạo đảm bảo cho sự đổi mới trong phương pháp dạy học, đặc biệt là các ứng dụng công nghệ thông tin được Nhà trường triển khai đồng bộ, với quy mô lớn. Đảm bảo 100% các giảng đường, phòng học chức năng được trang bị đầy đủ máy chiếu, máy tính, hệ thống âm thanh, ánh sáng…cùng các thiết bị chuyên dụng phù hợp với từng ngành đào tạo.

Tài liệu giới thiệu cho sinh viên tham khảo và tự học chủ yếu là những tài liệu được biên soạn cho việc giảng dạy theo học chế niên chế với nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận và cách thể hiện văn phong khoa học khác nhau. Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ, trường cũng đã yêu cầu giảng viên biên soạn đề cương, tài liệu tham khảo cho phù hợp với phương thức dạy và học mới. Với số lượng tài liệu, giáo trình đa dạng như vậy, sinh viên cần biết chọn lọc nếu không sẽ bị lung túng, cảm thấy phức tạp và khó lĩnh hội, đặc biệt là đối với những môn chuyên ngành.

2.3.6.2. Thực trạng sử dụng thời gian dành cho tự học của sinh viên

Qua trao đổi, quan sát và điều tra, kết quả về việc sử dụng thời gian dành cho học tập của sinh viên được thể hiện trong bảng dưới đây:

73

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng thời gian dành cho tự học của sinh viên

Thời gian dành cho tự học SV năm 1 SV năm 2 SV năm 3

SL % SL % SL %

Đọc sách đều đặn hàng ngày 5 10 17 34 18 36

Theo thời gian biểu đã đề ra 0 0 16 32 20 40

Trước khi thi, kiểm tra 20 40 8 16 5 10

Đọc tài liệu khi ngày hôm sau có giờ,

có bài liên quan 15 30 8 16 7 14

Tùy hứng, không có thời gian cố định 10 20 1 2 0 0 Nghiên cứu bảng trên, chúng ta nhận thấy nhìn chung sinh viên của Trường đều đã biết phân phối và dành một quỹ thời gian nhất định cho việc tự học, tự nghiên cứu bài vở của mình. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự khác biệt tương đối lớn về mặt quan điểm giữa sinh viên các khóa.

Nếu như sinh viên năm thứ nhất coi việc tự học mang tính chất “thời vụ”, tức là chỉ học khi nào có bài kiểm tra, bài thi (40%), hoặc hôm sau có giờ, có bài liên quan trên lớp (30%) thì sinh viên năm thứ hai và sinh viên năm thứ ba lại có quan điểm trưởng thành hơn. Việc tự học đối với sinh viên năm thứ hai và sinh viên năm thứ ba trở thành một thói quen thường nhật, và các bạn đã biết thiết kế thời gian biểu cụ thể cho việc tự học, tự nghiên cứu của mình. Theo tỉ lệ khảo sát, việc đọc sách đều đặn hàng ngày chiếm 34% ở sinh viên năm thứ hai và chiếm 36% ở sinh viên năm thứ ba; Đọc sách theo thời gian biểu đã đề ra chiếm 32% ở sinh viên năm thứ hai và chiếm 40% ở sinh viên năm thứ ba.

Một bộ phận lớn sinh viên năm thứ nhất tự học không theo sự phân phối thời gian cố định, thiếu đều đặn, thiếu thường xuyên mà đọc theo tuỳ hứng. Điều đó càng khẳng định rằng sinh viên chưa hình thành được thói quen cũng như nhu cầu tự học thêm hàng ngày. Mặc dù như đã nêu trên về mặt nhận thức học đã thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc làm việc độc lập với sách để mở rộng kiến thức. Vậy nguyên nhân của thực trạng này là gì? Có thể đối với một bộ phận nhỏ sinh viên năm thứ nhất, thực trạng này phản ánh việc các em chưa xác định gắn bó lâu dài với

74

trường, còn có quan điểm học tạm, học nhờ để năm sau thi tiếp. Cũng có thể là do việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về tầm quan trọng của tự học chưa thực sự hiệu quả với những đối tượng này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)