Yếu tố khách quan đối với người học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 49 - 53)

Yếu tố khách quan là các yếu tố tác động từ bên ngoài vào chủ thể đó là người học, bao gồm:

- Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, .v.v. có liên quan tới quá trình giáo dục đào tạo của thầy và trò nhà trường.

- Nội dung chương trình đào tạo của nhà trường: Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, khối lượng tri thức ngày càng lớn, trong khi đó, thời gian đào tạo không tăng, chương trình đào tạo còn đang thay đổi và hoàn thiện nên đòi hỏi người học phải tăng cường tự học.

- Ảnh hưởng của sách giáo khoa, tài liệu học tập và các điều kiện khác về cơ sở vật chất, gia đình và xã hội: Khi đánh giá vai trò của sách giáo khoa

đối với quá trình tự học của học sinh, PGS.TS Bùi Văn Nghị nhận xét: “Nếu

người viết sách đặt mình vào vị trí người đọc, trình bày một vấn đề có nguồn gốc (từ thực tiễn hoặc từ nội bộ toán học) có hướng đích gợi động cơ, gợi vấn đề, có các hoạt động tương thích với nội dung và mục đích thì sách viết ra sẽ hấp dẫn người học. Giúp người học ngoài việc học các tri thức khoa học, còn học được cách suy nghĩ, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề vừa thu được những tri thức sự việc, vừa thu được những tri thức phương pháp”. Trong quá

trình dạy học, học sinh còn chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Đó là các yếu tố về điều kiện dạy học, điều kiện văn hóa xã hội… các yếu tố này

41

cũng có ảnh hưởng rất lớn, vì nó tác động không những đến người học, mà cả người dạy học.

- Thời gian dành cho tự học: Hoạt động tự học đòi hỏi phải có quỹ thời gian phù hợp, nên sinh viên phải bố trí kế hoạch thật khoa học để đảm bảo quá trình tự học đạt hiệu quả.

- Tổ chức quản lí sinh viên tự học: Hoạt động tự học là hoạt động mang tính tự giác, độc lập cao nhưng không thể tách rời công tác tổ chức quản lí để sinh viên nâng cao tính tích cực, tự giác học tập.

- Phương pháp giảng dạy của giảng viên: phương pháp dạy học là con đường mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích đã định. Trong dạy học người giáo viên không chỉ là người nêu rõ mục đích mà quan trọng hơn là gợi động cơ học tập cho sinh viên. Điều này làm cho sinh viên ý thức được những mục đích đặt ra và tạo được động lực bên trong giúp sinh viên học tập tự giác, tích cực chủ động sáng tạo.

Thông qua việc dạy học của thầy, sinh viên nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành năng lực và thế giới quan. Từ đó mà phương pháp tự học của sinh viên được hình thành kéo theo đó là sự hình thành và phát triển năng lực tự học của sinh viên.

Hoạt động kiểm tra đánh giá của thầy ảnh hưởng đến hoạt động tự kiểm tra đánh giá của trò. Thật vậy, trong quá trình tự tìm ra kiến thức, người học tự tạo ra một sản phẩm ban đầu, có thể chưa chính xác, chưa khoa học. Nhưng thông qua trao đổi với bạn bè và kiểm tra kết luận của thầy , người học tự kiểm tra để sửa sai hoặc hoàn thiện sản phẩm của mình. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên sẽ hình thành năng lực tự kiểm tra đánh giá của sinh viên, làm cho năng lực tự học ngày càng phát triển.

Qua hoạt động dạy học, người giáo viên còn hướng dẫn sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo làm cho năng lực tự đọc, tự nghiên cứu của học sinh ngày càng được hình thành và phát triển. Đây cũng là con đường quan trọng để người học tiếp thu tri thức, để người học có thể tự học suốt đời.

42

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí, các đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ. Có thể khẳng định, hoạt động tự

43

học và quản lí hoạt động tự học là một yêu cầu không thể thiếu trong học chế tín chỉ.

Đặc biệt, các nội dung quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong học

chế tín chỉ được nghiên cứu cụ thể với 5 ván đề cơ bản là: Quản lí việc xây

dựng đề cương môn học có hướng dẫn tự học ; Quản lí hoạt động hướng dẫn tự học của giảng viên ; Quản lí hoạt động tự học của sinh viên ; Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá ; Quản lí các điều kiện phục vụ tự học của sinh viên.

Đó là cơ sở lí luận nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp cho công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

44

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 49 - 53)