Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 117 - 123)

Do không có đủ điều kiện về thời gian để tiến hành thực nghiệm sự hợp lí và tính khả thi của các nhóm biện pháp, tác giả đã tiến hành kiểm chứng thông qua phương pháp trưng cầu ý kiến của 44 cán bộ, giảng viên của

109

Trường. Đối với mỗi biện pháp, tác giả xin ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp theo những cấp độ khác nhau, kết quả cụ thể:

Bảng 3.l. Tổng hợp tính cấp thiết của các biện pháp quản lí nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên

TT Các biện pháp

Tính cấp thiết

Rất cần Cần Ít cần

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học. Khuyến khích sinh viên lấy tự học làm cốt, tăng cường trao đổi, thảo luận.

35.0 79.5 9.0 20.5 0.0 0.0

2

Xây dựng và phát triển hệ thống cố vấn học tập đủ về số lượng, mạnh về chất lượng để hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả.

29.0 65.9 15.0 34.1 0.0 0.0

3

Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng giảng viên đổi mới cách dạy để sinh viên đổi mới cách học hướng tới việc nâng cao tính độc lập, chủ động của sinh viên Trường Đại học Hòa Bình.

37.0 84.1 7.0 15.9 0.0 0.0

4

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên

30.0 68.2 14.0 31.8 0.0 0.0

5

Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự học

24.0 54.5 20.0 45.5 0.0 0.0

6

Phối kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng hướng tới hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ

110

Bảng 3.2. Tổng hợp tính khả thi của các biện pháp quản lí nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên

TT Các biện pháp

Tính khả thi Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học. Khuyến khích sinh viên lấy tự học làm cốt, tăng cường trao đổi, thảo luận.

19.0 43.2 22.0 50.0 3.0 6.8

2

Xây dựng và phát triển hệ thống cố vấn học tập đủ về số lượng, mạnh về chất lượng để hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả.

22.0 50.0 18.0 40.9 4.0 9.1

3

Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng giảng viên đổi mới cách dạy để sinh viên đổi mới cách học hướng tới việc nâng cao tính độc lập, chủ động của sinh viên Trường Đại học Hòa Bình.

12.0 27.3 29.0 65.9 3.0 6.8

4

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên

23.0 52.3 21.0 47.7 0.0 0.0

5

Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự học

25.0 56.8 19.0 43.2 0.0 0.0

6

Phối kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng hướng tới hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ

30.0 68.2 14.0 31.8 0.0 0.0

Nhận xét chung: Sau khi tiến hành tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến của giảng viên và cán bộ quản lí đối với 6 biện pháp về vấn đề quản lí tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ, chúng tôi nhận thấy để quản lí hoạt động này hiệu quả thì việc triển khai đồng bộ 6 biện pháp nêu trên là rất cần thiết, kết

111

quả khảo sát cũng cho thấy các biện pháp này đều có tính khả thi cao, kết quả cụ thể như sau:

Biện pháp 1:Nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động tự học. Về tính cấp thiết, có 79,5% cán bộ giảng viên cho là rất

cần thiết, 20,5% cho là cần thiết. Về tính khả thi đối với biện pháp này có 43,2% cho rằng rất khả thi, 50.0% cho rằng khả thi và chỉ có 6.8% cho rằng ít khả thi.

Biện pháp 2: Xây dựng và phát triển hệ thống cố vấn học tập đủ về số

lượng, mạnh về chất lượng để hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả. Đánh

giá chung về biện pháp này cho thấy: có 65,9% ý kiến cho rất cần thiết, 34,1%

ý kiến cho cần thiết và 0% ý kiến cho ít cần thiết. Về tính khả thi thì: 50% ý kiến cho rất khả thi; 40,9% ý kiến khả thi và 49,1% ý kiến cho ít khả thi.

Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng giảng viên đổi mới cách dạy

để sinh viên đổi mới cách học hướng tới việc nâng cao tính độc lập, chủ động của sinh viên Trường Đại học Hòa Bình. Đánh giá về biện pháp này cho thấy:

Tính cần thiết: có 84,1% ý kiến cho rất cần thiết, 15,9% ý kiến cho cần thiết và

0% ý kiến cho ít cần thiết. Về tính khả thi thì: 27,3% ý kiến cho rất khả thi; 65,9% ý kiến khả thi và 6,8% ý kiến cho ít khả thi.

Biện pháp 4: Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động

tự học của sinh viên. Về tính cần thiết: có 68,2% ý kiến cho rất cần thiết,

31,8% ý kiến cho cần thiết và 0% ý kiến cho ít cần thiết. Về tính khả thi: 52,3% ý kiến cho rất khả thi; 47,7% ý kiến khả thi và 0% ý kiến cho ít khả thi. Biện pháp 5: Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với yêu

cầu đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự học. Về tính cần thiết:

có 54,5% ý kiến cho rất cần thiết, 45,5% ý kiến cho cần thiết và 0% ý kiến cho

ít cần thiết. Về tính khả thi: 56,8% ý kiến cho rất khả thi; 43,2% ý kiến khả thi và 0% ý kiến cho ít khả thi.

112

Biện pháp 6: Phối kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng hướng

tới hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ. Về tính cần thiết: có

72,7% ý kiến cho rất cần thiết, 27,3% ý kiến cho cần thiết và 0% ý kiến cho ít

cần thiết. Về tính khả thi: 68,2% ý kiến cho rất khả thi; 31,8% ý kiến khả thi và 0% ý kiến cho ít khả thi.

113

Tiểu kết chương 3

Từ những cơ sở lí luận ở chương 1 và những phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tự học cũng như thực trạng quản lí hoạt động tự học của sinh viên tại chương 2, chúng tôi đã đưa ra 6 biện pháp quản lí hoạt động tự học trên cơ sở những nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống, tính thực tiễn và tính khả thi. Mỗi biện pháp được trình bày cụ thể về mục đích, ý nghĩa, nội dung biện pháp và cách thức triển khai biện pháp.

Những biện pháp mà chúng tôi đưa ra chưa phải là tất cả các biện pháp để hoàn thiện quá trình quản lí hoạt động tự học nhưng nó cũng góp phần khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả tự học cho sinh Trường Đại học Hòa Bình.

Mỗi biện pháp có những ưu điểm và thế mạnh riêng, các biện pháp này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tác động qua lại với nhau. Chính vì vậy khi tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên cần phải thực hiện đồng đều tất cả các biện pháp trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của chúng. Từ đó nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

114

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ những nội dung đã đề cập ở các chương trên, luận văn đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Chúng tôi rút ra một số kết luận và khuyến nghị như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)