1.3.2.1. Các hình thức tự học của sinh viên
24
cương, đọc sách, ghi nhớ bài, làm bài tập, chuẩn bị tham gia seminar, làm thí nghiệm, xây dựng hồ sơ học tập, chuẩn bị tham gia các hoạt động thực tế như tham gia các câu lạc bộ, đi thực tập...
Tự học có thể diễn ra dưới các hình thức sau:
- Tự học theo nhu cầu cá nhân: Hoạt động tự học này diễn ra độc lập,
không có sự hướng dẫn của giảng viên. Nền tảng cho nhu cầu tự học này là niềm khao khát khám phá tri thức mới, đồng thời người học cũng phải có một vốn tri thức vừa rộng, vừa sâu. Người học có cách thức riêng trong việc tiếp cận tri thức và hoàn toàn tự chủ trong việc lựa chọn nội dung, hình thức học tập theo nhu cầu và phù hợp với hoàn cảnh của mình.
- Tự học dưới sự hướng dẫn, điều khiển, chỉ đạo gián tiếp của giáo viên: Hình thức tự học này đòi hỏi người học tuân thủ theo những chỉ dẫn của
thầy để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Hình thức tự học này có thể thực hiện dưới nhiều cách thức. Cụ thể:
+ Tự học dưới dạng học lại bài cũ và vận dụng để giải bài tập mới. Hình thức này không chỉ giúp người học tái hiện lại kiến thức đã học mà việc vận dụng giải bài tập sau khi lĩnh hội kiến thức mới còn giúp người học khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, vận dụng thực tế để kiến thức trở nên gần gũi, dễ hiểu. Giải bài tập mới còn mang ý nghĩa người học phải biết chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tự đặt ra những câu hỏi, đánh dấu những chỗ chưa hiểu để có thể thảo luận với giảng viên cũng như các bạn trên lớp. Cách học này giúp người học chủ động với kiến thức mới, hiểu nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn.
+ Tự học qua hình thức nghiên cứu khoa học (làm tiểu luận, đề án môn học…) là một hình thức tự học rất hiệu quả. Mục đích của hình thức này là để kích thích người học phát triển trí tuệ, hình thành hứng thú học tập và óc tìm tòi, sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề về lí luận hay thực tiễn trong phạm vi hẹp. Sinh viên làm tiểu luận hay đề án môn học đều có giáo viên hướng dẫn. Chọn đề tài theo yêu cầu của môn học, người học sẽ phải đối diện với một thực tế công việc cần nghiên cứu sâu, tìm hiểu kĩ. Do vậy, hoạt động tự học
25
trong trường hợp này trở thành một nhu cầu cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả cụ thể, thiết thực.
- Tự học diễn ra có dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo điều khiển trực tiếp của giáo viên: Hình thức này diễn ra trong giờ lên lớp, dưới sự chỉ đạo,
điều khiển, hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Với hình thức học này người
học có điều kiện thuận lợi hơn so với hai hình thức trên Thông qua các biện
pháp, quản lí, tổ chức, định hướng, điều khiển, thiết kế chỉ đạo của người thầy nhằm giúp người học tự tổ chức, tự thiết kế, tự thi công hoạt động học của mình bằng hoạt động tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự hoàn chỉnh, nhằm hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Kết quả tự học cuả sinh viên trong hình thức tự học này phụ thuộc vào mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa người học và người dạy, trong đó vai trò hướng dẫn chỉ đạo của thầy đóng vai trò quan trọng. Yếu tố đóng vai trò quyết định là tính tích cực, tính tự giác, năg lực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học của sinh viên. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của người thầy trong hình thức tự học này là tạo điều kiện, môi trường để học sinh phát huy được tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập, hình thành phương pháp cho sinh
viên để họ có khả năng tự học, tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Hình thức
này bao gồm:
+ Tự học trong lúc nghe giảng bài: Sự tự học của người học được thể hiện bởi sự tập trung chú ý đến cao độ, sử dụng bộ não một cách triệt để, huy động được những năng lực tiềm ẩn trong quá trình nghe giảng. Khi nghe giảng, người học phải tư duy tích cực, khẩn trương để liên tưởng bài giảng với tri thức đã học từ trước. Hoạt động trí tuệ căng thẳng để tạo ra hệ thống tri thức có tính liên tục, kế thừa giữa cái cũ và cái mới, từ đó tạo nên vốn kiến thức riêng cho mình. Song song với nghe giảng là sự ghi chép, ghi chép không chỉ có tác dụng hỗ trợ cho trí nhớ mà còn giúp cho việc nắm kiến thức được sâu hơn.
26
+ Tự học qua thảo luận nhóm: là một sự trao đổi ý tưởng, quan điểm nhận thức giữa các học viên và giáo viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp với hoạt động đào tạo. Làm việc theo nhóm là cách tự học rất hiệu quả vì khi làm việc theo nhóm người học sẽ được tiếp thu tri thức bằng những thông tin cụ thể, dễ nhớ từ bạn bè trong nhóm. Bổ sung rất nhiều những kiến thức mà việc học tập cá nhân bị thiếu sót. Việc tự học này cũng giúp người học tự học được những kĩ năng rất cần thiết như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự kiểm tra, điều chỉnh, kĩ năng ứng xử...Hơn nữa, cách làm việc nhóm cũng tạo tâm lí thoải mái trong học tập.
Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học ở đại học nói riêng giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng, không thể thiếu được đó là sự quản lí, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên. Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giáo viên có kiến thức uyên thâm đến mấy nhưng học sinh không chịu đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có niềm khao khát với tri thức, không có sự say mê học tập, không có kế hoạch và phương pháp hợp lí, không tự giác tích cực trong học tập..thì việc học tập không đạt kết quả cao.
1.3.2.2. Yêu cầu tự học trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ
Tự học được đánh giá là rất quan trọng và nó càng trở nên quan trọng hơn đối với đào tạo theo tín chỉ. Học theo tín chỉ là phải áp dụng phương pháp học tích cực, đó là phương pháp lấy tự học và học cái cốt lõi là chính. Phương pháp học này phát huy tính năng động và sáng tạo của sinh viên. Sinh viên phải tự hình thành tính tự giác học tập, khi đã có nhu cầu thì sinh viên sẽ tự tìm được phương pháp học tập phù hợp. Mô hình đào tạo này vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho sinh viên mới rèn luyện và thích nghi, để tự tin hơn trong xu thế hội nhập.
Đào tạo theo học chế tín chỉ sinh viên phải vừa tiếp thu kiến thức trên lớp thông qua bài giảng của giảng viên, vừa thảo luận, làm bài tập trên lớp và tìm kiếm tích luỹ kiến thức ngoài lớp học (qua các tài liệu mà giảng viên yêu
27
cầu đọc, qua các bài tập, thí nghiệm mà giảng viên giao) vừa tự học ở nhà, thư viện…Giờ học trên lớp giảm mà tăng thời gian thảo luận, học nhóm và thời gian tự học. Để lĩnh hội được kiến thức đòi hỏi mỗi sinh viên phải hiểu rõ được bản chất của học chế tín chỉ, từ đó mới tìm ra được phương pháp học tập phù hợp với từng loại hình lớp học.
- Học lí thuyết trên lớp:
Giờ học lí thuyết sinh viên không chỉ ghi chép những lời thầy cô giảng trên lớp một cách thụ động mà phải nghe, suy ngẫm và nắm được “linh hồn” những vấn đề mà thầy cô truyền đạt. Thầy cô đặt vấn đề thế nào? Tại sao lại đặt vấn đề như vậy? Nguyên tắc để giải quyết vấn đề là gì? Sinh viên chưa cần nắm rõ những chi tiết cụ thể. Vì thế sinh viên không đến lớp sẽ không có được bức tranh tổng quát của học phần, của từng chương, từng mục.
- Học thảo luận trên lớp:
Giờ thảo luận trên lớp là giờ để làm rõ những vấn đề của giờ lí thuyết áp dụng vào những bài toán cụ thể. Nếu như giờ lí thuyết sinh viên chủ yếu là nghe, suy ngẫm thì giờ thảo luận sinh viên phải nói nhiều và tranh luận. Ưu tiên đặt câu hỏi hơn là trả lời, không nên nôn nóng hiểu sâu, mà phải hiểu những vấn đề cơ bản trước.
- Học ở nhà:
Học cách tự đọc tài liệu, tham khảo giáo trình để hiểu sâu “linh hồn” của từng chương và tiến tới cả học phần. Cụ thể việc đọc sách, tài liệu phải được thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Đọc lướt để nắm ý chung + Bước 2: Đọc kỹ để nắm ý chi tiết
+ Bước 3: Đọc và nắm thông tin theo từng chủ để + Bước 4: Ghi chép lại những vấn đề đọc được.
Tự triển khai những vấn đề cụ thể của học phần như giải bài tập, thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp. Tăng cường trao đổi bài theo nhóm.
28
Cuối cùng mấu chốt là kĩ năng tự học; bản thân mỗi cá nhân đều tiềm ẩn một khả năng tự học, khả năng đó được tăng cường hay không là nhờ vào cách dạy của giảng viên và ý thức học tập của họ. Lối học nhồi nhét sẽ làm người học thui chột khả năng tự học; trái lại, lối học tự tìm tòi, nghiên cứu, chú trọng sự phát triển óc tư duy, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống...sẽ tăng cường khả năng tự học. Như vậy, cách học có tác dụng rõ ràng đến việc phát triển năng lực tự học. Với lối dạy - tự học, mức độ, đặc điểm hành động của người học quyết định đến hiệu quả học tập. Hiệu quả của các hành động học tập tự học cao hay thấp tùy thuộc vào kĩ năng thực hiện các hành động đó. Vì vậy việc hình thành kĩ năng trong học tập có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy - tự học có thể đưa râ mẫu kế hoạch tự học theo hệ thống tín chỉ. Học tập trong học chế tín chỉ cần xác định cho bản thân
một kế hoạch học tập phù hợp.
1.3.2.3. Quy trình triển khai hoạt động tự học theo học chế tín chỉ
Theo PGS.TS Đặng Xuân Hải, để triển khai hoạt động học và tự học theo học chế tín chỉ cần nắm được các nguyên tắc cơ bản về việc học. Cụ thể các bước triển khai như sau:
Thứ nhất, cần xác định được mục đích và kế hoạch của việc học: Nguyên tắc này cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng ý thức và tạo lập nhu cầu cho người học, từ đó giúp người học xác định đúng mục đích của việc học. Sau khi đã xác định được mục đích của việc học, người học cần xác định động cơ, thái độ và trách nhiệm với việc học của mình. Để có động cơ học tập, cần lập được kế hoạch phấn đấu và mục tiêu cụ thể của môn học. Trong kế hoạch học tập, cần phân bổ thời gian một cách hợp lí cho các công việc, các nội dung bài học, điều này giúp người học làm chủ được quỹ thời gian, không bị động trước các mục tiêu môn học.
Thứ hai, cần tuân thủ quy trình của việc học:
- Trước hết phải nắm vững mục tiêu của môn học, mục tiêu chính là cái la bàn định hướng hoạt động học.
29
- Lựa chọn nội dung học trên cơ sở đã xác định được mục đích, thấu hiểu mục tiêu cần đạt
- Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến nội dung học đã xác định - Xác định phương pháp và hình thức học phù hợp.
- Xác định tiêu chí nhận diện kết quả đạt được của việc học.
Thứ ba, học đi đôi với hỏi và học đi đôi với hành: Luôn đặt ra các câu hỏi cho việc học của mình, ví dụ: mình học đã đúng hướng chưa?, Nội dung nào là cốt yếu mà mình cần phải chiếm lĩnh?, cách thức lưu trữ nội dung học như thế nào để thuận tiện cho việc sử dụng?...Học đi đôi với hành tức là luôn liên hệ nội dung học với thực tiễn liên quan.
Trong học tập theo học chế tín chỉ, sinh viên cần có ý thức nắm vững mục tiêu môn học và mục tiêu của từng bài học để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tự học cho phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó; Ngoài ra sinh viên cũng cần đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trước giờ lên lớp. Trong quá trình tự học, sinh viên cần suy nghĩ, sáng tạo và mạnh dạn đưa ra những ý kiến, nhận xét, thắc mắc của mình mà không quá phụ thuộc vào tài liệu và những bài giảng của giảng viên.