Đặc điểm của sinh viên và đặc điểm đào tạo của Đại học Hòa Bình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 65 - 70)

2.3.1.1. Đặc điểm sinh viên

Sinh viên là người đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học. Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “Students” có nghĩa là người học tập, làm việc tìm kiếm tri thức. Sinh viên là nhóm xã hội có vai trò, vị trí đặc biệt, là nguồn bổ sung lực lượng lao động có trình độ cao cho đất nước. Sinh viên có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Sinh viên là một bộ phận trong thanh niên, đó là những thanh niên ưu tú, có trình độ tri thức vượt trội, có vị thế và uy tín, được xã hội tôn vinh

- Sinh viên là lực lượng đông đảo, là những trí thức tương lai là những người ham học hỏi, có khả năng tiếp thu tri thức, khoa học mới, nhạy bén với các vấn đề chính trị, xã hội, công nghệ…

- Về đặc điểm cơ thể của sinh viên:

Đây là thời kỳ các cơ quan trong cơ thể với các chức năng của nó đã tương đối hoàn thiện và hài hoà. Đặc biệt là trọng lượng của não của sinh viên thời kỳ này đã đạt đến mức tối đa. Sự hoạt động của các tế bào thần kinh trong não ở cũng trở nên hoàn hảo. Điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động nhận thức của sinh viên

- Về đặc điểm xã hội của sinh viên

Sinh viên được nhìn nhận là một chủ thể có ý thức, có trách nhiệm, có đầy đủ tư cách pháp lí.

57 - Về đặc điểm tâm lí của sinh viên:

+ Sự thích nghi với môi trường sống và phương pháp học tập mới: Khi

bước chân vào giảng đường đại học, các tân sinh viên phải đối mặt với những thay đổi to lớn cả về nếp sinh hoạt hàng ngày và phương pháp học tập tại trường cao đẳng, đại học. Chính vì vậy, trở thành sinh viên đồng nghĩa với việc các em phải nhanh chóng thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh sống mới, môi trường và phương pháp học tập mới. Sự thích nghi này hoàn toàn khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tính cách, năng lực bản thân, sự tự chủ của các em… Để các em có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có thể học tập tốt nhất, việc tư vấn, cung cấp cho các em những kỹ năng sống, phương pháp học tập là thực sự cần thiết.

+ Sự phát triển nhận thức của sinh viên: Nếu như trong môi trường học

tập phổ thông, học sinh được trang bị kiến thức chung trong sự giám sát chặt chẽ của gia đình, thầy cô giáo thì trong môi trường học tập ở bậc cao đẳng, đại học, sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên ngành để có thể trở thành người lao động, người chuyên gia trong lĩnh vực mình được đào tạo. Hoạt động nhận thức của sinh viên luôn phải đi liền với tính tự giác, chủ động cao. Nếu như trước kia, các em được các thầy cô hướng dẫn, giảng giải kỹ càng các kiến thức phổ thông thì trong môi trường cao đẳng, đại học, phương pháp truyền thụ theo kiểu “đọc - chép” không còn phổ biến nữa mà chủ yếu là trang bị cho các em những kỹ năng tự học tập, tự trau dồi tri thức thông qua hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm,… Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tập của sinh viên và có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển về mặt chuyên môn, nhân cách nghề nghiệp của sinh viên sau này.

+ Tự ý thức của sinh viên: Cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của

sinh viên cũng phát triển hoàn thiện hơn. Thông qua mối quan hệ với những người khác cũng như những tri thức lĩnh hội được, các em sẽ có những đánh giá phù hợp về bản thân mình hơn. Đây là cơ sở thuận lợi để các em có thể rèn luyện, khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt mạnh nhằm hoàn

58

thiện nhân cách của bản thân mình. Trong tự đánh giá của sinh viên, cần tránh hai xu hướng hoặc đánh giá quá cao bản thân mình gây ra sự tự tin thái quá, kiêu ngạo, như vậy các em dễ gặp những “cú sốc” khi công việc diễn ra không như mong muốn; hoặc đánh giá quá thấp bản thân gây nên tình trạng tự ti, không phát huy hết được năng lực, sở trường của bản thân.

+ Đời sống xúc cảm, tình cảm: Thế giới xúc cảm, tình cảm của sinh

viên biểu hiện khá phong phú, sinh động trong đời sống hàng ngày phản ánh một thế giới nội tâm tinh tế và nhạy cảm. Trong đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên, điều không thể không nói tới là tình yêu đôi lứa. Đây cũng được coi là một trong những động lực quan trọng để các em học tập, rèn luyện.

+ Động cơ và định hướng giá trị của sinh viên: Động cơ và định hướng

giá trị của sinh viên cũng có sự phát triển phong phú đa dạng. Điều đó phản ánh trong mục đích học tập, phấn đấu của các em có thể là những yếu tố tâm lí chủ quan như hứng thú, lí tưởng sống, tình yêu với môn học… cũng có thể là những yếu tố nằm ngoài bản thân như học tập vì gia đình, vì thành tích…. Mặt khác, trong môi trường tập thể, sinh viên dần chấp nhận những phong cách, lối sống, giá trị sống của người khác và hướng đến những giá trị sống mình cho là phù hợp. Có thể nói, việc định hướng giá trị sống cho sinh viên là việc làm cần thiết để hướng các em vào những mục đích, giá trị sống cao đẹp.

- Về đặc điểm nhân cách của sinh viên

Đặc điểm nhân cách của sinh viên được thể hiện rõ, gồm + Nhu cầu phát triển của sinh viên phong phú, đa dạng + Hứng thú của sinh viên từ rộng đến chuyên sâu + Quan điểm sống của sinh viên hình thành rõ nét

+ Đời sống nội tâm của sinh viên phong phú và phức tạp.

Dưới góc độ nhà quản lí, cần phải đi sâu, đi sát để có thể nắm bắt được tâm tư tình cảm của sinh viên để có thể có những định hướng cho sinh viên

59

Có thể nói, đây là giai đoạn mà nhân cách của sinh viên đang được định hình. Vì vậy, nhà trường, gia đình và xã hội phải có những biện pháp phù hợp để sinh viên trở thành những nhân cách tốt.

Như vậy, một đặc điểm nổi bật của sinh viên đó là đặc điểm về sự hình thành và phát triển nhân cách. Sự phát triển nhân cách sinh viên được thể hiện trong phương thức giáo dục đối với sinh viên biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vì sinh viên là bộ phận tinh tuý của thanh niên Việt Nam, được xã hội tôn vinh, là “nguyên khí quốc gia”, là những hiền tài, những nhà trí thức trẻ tương lai, có trình độ học vấn cao. Họ chính là nguồn cung cấp chất xám quý báu, bổ sung cho tầng lớp trí thức Việt Nam về số lượng và chất lượng tốt nhất để góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Do đó, trong công tác giảng dạy và giáo dục, chúng ta phải biết khai thác, sử dụng, phát huy những yếu tố tích cực cũng như thế mạnh, hạn chế những điểm yếu của sinh viên để đề ra mục tiêu, chương trình, kế hoạch, cách thức và nội dung hoạt động đào tạo giáo dục sinh viên cho phù hợp. Qua đó giúp cho nhân cách công dân - sinh viên được bộc lộ và đi đúng hướng mà nhà trường và xã hội mong đợi.

2.3.1.2. Đặc điểm sinh viên Trường Đại học Hòa Bình

Ngoài những đặc điểm của sinh viên nói chung, sinh viên Trường Đại học Hòa Bình có những đặc điểm riêng sau:

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, nên sinh viên Trường Đại học Hòa Bình có xuất phát điểm đầu vào tương đối đa dạng. Trường tuyển sinh các khối A, C, D, H, V cho các khối ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhân văn, kiến trúc và mỹ thuật...Nhưng nhìn chung sinh viên Trường Đại học Hòa Bình đều có ý thức tốt trong học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, phấn đấu trong học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn để trở thành những kiến trúc sư, kỹ sư, cử nhân trong tương lai.

60

Theo thống kê của Phòng Công tác sinh viên, sinh viên Trường Đại học Hòa Bình đa dạng về sắc tộc. Các em đến từ 61/64 tỉnh thành trong cả nước. Cùng học chung dưới một mái trường, trước ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau nhưng lại hình thành nên một đặc điểm chung cho các bạn sinh viên Trường Hòa Bình, đó là sự thẳng thắn trong suy nghĩ, dám nghĩ, dám làm, biết chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau.

Cùng hoàn cảnh là những sinh viên xa nhà, một phần vẫn dựa vào kinh tế gia đình thì một số bạn sinh viên đã biết tự thân vận động, năng nổ tìm kiếm các cơ hội việc làm cho riêng mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này làm phong phú thêm vốn sống, vốn tri thức cho các em.

Với sự giúp đỡ của nhà trường, sự giảng dạy tận tình của các thầy cô giáo, mặc dù điểm đầu vào tương đối thấp nhưng sinh viên Đại học Hòa Bình không hề tự ti mà ngược lại, đại đa số rất có ý chí phấn đấu, ham học hỏi, vươn lên, đặc biệt là trong điều kiện khó khắn và trước những thách thức không nhỏ với thời gian ngắn phải thu nhận lượng kiến thức lớn, xử lí rất nhiều thông tin và rèn luyện nhiều kỹ năng mới.

Ở Đại học Hòa Bình, sinh viên được học tập trong một môi trường thân thiện, được phát huy và nuôi dưỡng hứng thú học tập trong từng giờ giảng của thầy cô giáo và ngay cả trong cuộc sống thường nhật. Hình thức hoạt động đa dạng, phong phú của Đoàn thanh niên Trường đã khơi dậy và làm tăng thêm niềm hứng thú học tập, rèn luyện và sáng tạo cho mỗi sinh viên.

2.3.1.3. Đặc điểm đào tạo Trường Đại học Hòa Bình

Trường Đại học Hòa Bình tổ chức các hoạt động đào tạo tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác tuyển sinh được thực hiện đúng quy chế; tổ chức đào tạo theo mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động.

Các hoạt động đào tạo của trường được tổ chức đa ngành, đa lĩnh vực theo các phương thức và bậc học đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học và thị trường lao động. Phương pháp giảng dạy của giảng viên

61

ngày càng tiếp cận được với các phương pháp giảng dạy tiên tiến và được định kỳ đánh giá hiệu quả thông qua đánh giá của các khoa đào tạo và người học, từ đó rút kinh nghiệm để cải tiến và áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, phù hợp.

Trường có chủ trương và mở rộng nhanh các hình thức đào tạo, không chỉ đào tạo bậc đại học, cao đẳng mà còn đào tạo liên thông đại học từ cao đẳng, trung cấp và cao đẳng nghề đáp ứng được nhu cầu của người học; Có chủ trương định hướng đào tạo Cao học một số ngành khi đủ điều kiện; Tổ chức đào tạo chương trình cấp 2 bằng và các khóa học ngắn hạn cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ, chuyên môn cho sinh viên.

Trường khuyến khích và yêu cầu giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao. Các môn học đều có đề cương có sự cân đối giữa giờ lí thuyết, thực hành, bài tập, thảo luận, tự học tự nghiên cứu của sinh viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 65 - 70)