Quản lí hoạt động tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 42 - 45)

Trên cơ sở việc tìm hiểu các khái niệm liên quan về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, hoạt động tự học đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu: Quản lí hoạt động tự học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lí đến tất cả các khâu của quá trình tự học trong nhà trường giúp sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Quản lí hoạt động tự học cũng chính là để đảm bảo các điều kiện cho người học tích cực tự học.

Quản lí hoạt động tự học của sinh viên bao gồm hai quá trình cơ bản là quản lí hoạt động tự học trong giờ lên lớp và quản lí hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp, được tiến hành trên cả hai phương diện ở trường và ở nhà.

34 trình tổ chức dạy học của giảng viên.

Nội dung quản lí hoạt động tự học của sinh viên bao gồm nhiều hoạt động như:

- Quản lí việc bồi dưỡng động cơ tự học: Mọi hoạt động của con người

đều có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ. Hoạt động tự học của sinh viên cũng vậy. Động cơ tự học được hình thành từ nhu cầu bản chất của vấn đề giáo dục, trong đó hình thành nhu cầu, động cơ tự học là yếu tố quyết định

- Quản lí việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên: Kế

hoạch tự học là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một cách hợp lí dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện được đảm bảo nhằm hướng tới việc nắm vững kiến thức của từng môn học. Có kế hoạch tự học, người học sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách khoa học, năng động, sáng tạo và hiệu quả hơn. Kế hoạch tự học của sinh viên cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu trong từng buổi, từng tuần, từng tháng đối với từng môn học. Khi kế hoạch tự học được xác định rõ ràng sinh viên sẽ thuận lợi trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học và mức độ đạt được của mục tiêu tự học đề ra.

- Quản lí việc xây dựng nội dung tự học: Nội dung tự học là hệ thống

kiến thức học tập có tính bắt buộc phải hoàn thành và hệ thống kiến thức tự đào sâu, mở rộng các vấn đề, nội dung học tập mà thầy cô giảng trên lớp. Trong mục tiêu đào tạo từng ngành học, bậc học đều có nội dung chương trình, khối lượng kiến thức bắt buộc và tự chọn, nhiệm vụ của sinh viên phải hoàn thành trong thời gian quy định. Ngoài nội dung bắt buộc trong khung chương trình, sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực tri thức và nghề nghiệp theo sở thích, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tương ứng với trình độ được đào tạo. Việc quản lí nội dung tự học nhằm hướng sinh viên vào những nội dung tự học phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo. Ngoài ra, cán bộ quản lí và giảng viên cần thường xuyên tư vấn nội dung tự học cho sinh viên. Nội dung tự học cơ bản bao gồm:

35

+ Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc, sinh viên phải hoàn thành.

+ Định hướng nghiên cứu, mở rộng và đào sâu tri thức từ những vấn đề trong nội dung học tập.

- Quản lí phương pháp tự học của sinh viên; Phương pháp học tập phải

phù hợp với nội dung tự học. Các phương pháp tự học có những đặc điểm chung mà người học cần tập trung nghiên cứu, thực hiện. Đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, quy nạp, diễn dịch… Tuy nhiên, bên cạnh các phương pháp học chung còn có các phương pháp học đặc thù tùy theo từng môn học. Chẳng hạn phương pháp học dựa theo quan điểm giao tiếp tích cực trong thực hành tiếng khi học ngoại ngữ, phương pháp thực hành thí nghiệm trong học tập môn Lí- Hóa- Sinh

- Quản lí việc tổ chức các hoạt động tự học; Tổ chức hoạt động tự học

cho sinh viên bao gồm sự tổ chức điều khiển của giảng viên và sự tổ chức, tự điều khiển của sinh viên. Cả hai hoạt động đều phải thống nhất với nhau nhằm mục đích cuối cùng là giúp sinh viên tiến hành hoạt động tự học đạt kết quả.

Tổ chức hoạt động tự học trước hết người học phải biết tự sắp xếp công việc theo đúng kế hoạch, trình tự. Mặt khác, hoạt động tự học có nhiều khâu tiến hành thông qua hoạt động học tập. Do vậy, giảng viên phải làm cho người học học đúng cách, làm cho người học biết cách học và cách đó là khả thi; phải làm cho họ biết bố trí các công việc đã tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các phương tiện cần thiết để hoàn thành từng công việc, biết đánh giá kết quả tự học của bản thân.

Quản lí tổ chức hoạt động tự học là thực hiện hoạt động tự học theo đúng kế hoạch đề ra. Công việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò và các lực lượng tham gia quản lí nhà trường. Chúng được phản ánh tập trung ở kết quả nắm bắt tri thức, kỹ năng của người học.

36

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)