Quản lí việc xây dựng đề cương môn học có hướng dẫn tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 38 - 40)

Đề cương môn học là công cụ định hướng cho hoạt đọng dạy học theo tín chỉ. Dựa trên chương trình đào tạo đã được nhà trường phê duyệt, các Khoa, Bộ môn phải cụ thể hóa chương trình dạy học thông qua đề cương môn học. Đề cương môn học tối thiểu phải mô tả được: Mục đích môn học, mục tiêu môn học, nội dung chi tiết môn học, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá…

Đề cương môn học trong dạy học theo tín chỉ là một công cụ quan trọng nhất tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc triển khai kế hoạch dạy học của mình sau khi đã được cấp quản lí phê duyệt. Đề cương môn học cũng là công cụ giám sát, theo dõi và

30

quản lí tiến trình dạy học và việc thực hiện các quy định trong dạy học theo tín chỉ. Có thể nói rằng để “thống nhất trong đa dạng” khi triển khai đào tạo theo tín chỉ thì vai trò của đề cương môn học là rất quan trọng. Đề cương môn học thường bao gồm các nội dung: Thông tin về giảng viên phụ trách môn học; các môn học tiên quyết, môn học kế tiếp; mục tiêu chung môn học, nội dung cốt lõi môn học; mục tiêu chi tiết môn học, nội dung chi tiết môn học; các hình thức và tiêu chí kiểm tra, đánh giá; lịch trình chung của môn học; lịch trình chi tiết môn học; chính sách môn học do giảng viên quy định.

Trong học chế tín chỉ, việc xây dựng đề cương môn học có hướng dẫn tự học cho sinh viên mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Hướng dẫn tự học thường được xây dựng trong mục “hình thức tổ chức dạy học và nội dung dạy học của từng tuần cụ thể trong một học kỳ” của bản đề cương. Mục đích của phần đề cương này là nhằm cung cấp định hướng cách thức dạy và học, các nội dung của môn học và địa chỉ các tài liệu để sinh viên tự tích lũy nội dung học tập từng tuần; thông qua đó chỉ ra cách tự học đối với từng nội dung của môn học, tương ứng với định hướng cho việc tự học và tạo điều kiện cho sinh viên tự đánh giá mức độ đạt được nội dung cốt lõi của môn học theo tuần.

Do đặc thù của hình thức tổ chức dạy học theo tín chỉ, mỗi nội dung kiến thức đều được tổ chức dưới các hình thức chủ yếu như: lí thuyết, thảo luận, thực hành, luyện tập, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu. Do vậy, ở mỗi nội dung học tập, giảng viên cần phải xác định rõ số giờ tín chỉ se thực hiện cho từng hình thức học tập nói trên. Căn cứ vào nội dung học tập mà lựa chọn hình thức dạy học phù hợp.

Để quản lí được việc xây dựng đề cương có hướng dẫn tự học thì bản thân mỗi giảng viên trước tiên phải ý thức được tầm quan trọng của việc này trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Tiếp đó, khoa chuyên ngành và bộ môn có trách nhiệm kiểm duyệt, thống nhất trong đa dạng các bản đề cương để đưa ra một bản đề cương môn học phù hợp nhất. Trong quá trình triển khai thực hiện, giảng viên cần phân tích cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của

31

vấn đề tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ để sinh viên chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)