Để nâng cao hiệu quả dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung thì phải chú trọng nâng cao năng lực tự học cho sinh viên. Tinh thần của các Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) và Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục 2005 ở điều 36b như sau:
“Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng bồi dưỡng năng lực tự học, tự
nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng". Có được
năng lực tự học mới có thể học suốt đời được. Vì vậy, ở đại học, quan trọng nhất là học cách học.
Phương pháp giáo dục mới " lấy người học làm trung tâm" với mục tiêu trang bị cho người học không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn cả những kỹ năng, năng lực giao tiếp, khả năng phân tích, sáng tạo và có óc phê phán, suy nghĩ độc lập. Theo quan điểm "dạy học lấy người học làm trung tâm", việc dạy học phải xuất phát từ người học, tức là phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Những nhu cầu học tập của sinh viên phản
62
ánh những yêu cầu của xã hội nhưng có những nét riêng. Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm đầu tiên phải nhận thức đúng đối tượng người học trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, với những ưu điểm và nhược điểm,... Có nghĩa là phải tiến hành việc học tập trên cơ sở có hiểu biết những năng lực đã có của sinh viên. Phải để cho sinh viên hoạt động cả về thể chất và tinh thần chứ không để cho sinh viên bị động tiếp thu mà đòi hỏi sinh viên phải tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động. Phải động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình để không ngừng cải thiện phương pháp học tập dần dần tiến lên có được phương pháp tự học, tự đào tạo, tự giải quyết các vấn đề trong lí luận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo, qua đó có được ý chí và năng lực tự học sáng tạo suốt đời.
Trường Đại học Hòa Bình bắt đầu áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2011-2012, nếu như sinh viên không nhận thức đúng về việc tự học thì việc chuyển đổi phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ khiến các em rất dễ bị đào thải. Vì đối với đào tạo tín chỉ phần lớn thời gian là dành cho tự học, tự nghiên cứu. Nếu như học chế học phần các em có thể trông chờ vào lúc thi mới học thì ở học chế tín chỉ kiểm tra, đánh giá được thực hiện liên tục trong quá trình học tập, kết quả đánh giá được thể hiện từ thái độ xây dựng bài trên lớp, việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà, việc tham gia đóng góp thảo luận nhóm đến làm bài kiểm tra hết môn. Chính vì vậy việc làm thay đổi nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học là hết sức cần thiết.
Sau khi khảo sát, thống kê, phân tích, chúng tôi thu được kết quả như
sau:
Thứ nhất, về mức độ quan trọng của việc tự học đối với sinh viên, chúng ta có kết quả cụ thể như bảng dưới đây:
63
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mức độ quan trọng của hoạt động tự học Đối tượng
Mức độ
SV năm 1 SV năm 2 SV năm 3
SL % SL % SL %
Rất quan trọng 3 6 8 16 20 40
Quan trọng 8 16 10 20 15 30
Bình thường 30 60 26 52 10 20
Không quan trọng 9 18 6 12 5 10
Có thể biểu diễn kết quả này dưới dạng biểu đồ như sau:
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biểu diễn mức độ quan trọng của việc tự học
0 10 20 30 40 50 60 70
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng
SV năm 1 SV năm 2 SV năm 3
Qua biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy đa số sinh viên đều có ít nhiều nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề tự học ở bậc đại học. Tuy nhiên, việc nhận thức này diễn ra ở cấp độ khác nhau giữa sinh viên các khóa, nghĩa là có sự khác nhau giữa sinh viên năm thứ nhất, sinh viên năm thứ hai và sinh viên năm thứ ba, từ đó cũng ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên. Cụ thể:
Có tới 40% sinh viên năm thứ 3 nhận thức được việc tự học là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập trong suốt quá trình. Trong khi đó, tỉ lệ này chiếm rất thấp ở sinh viên năm 1, chỉ với 6%. Sinh viên năm 2 cũng đã
64
nhận thức tương đối về vai trò của hoạt động này, số phiếu cho rằng hoạt động tự học có vai trò rất quan trọng chiếm 16%.
Ngoài yếu tố tự nhận thức của bản thân mỗi sinh viên, tỉ lệ này cũng cho thấy hiệu quả của quá trình giáo dục, tuyên truyền và phổ biến học chế tín chỉ của nhà trường tới toàn thể sinh viên. Việc nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học ngày càng được định hướng đúng đắn. Tầm quan trọng của hoạt động tự học tỉ lệ thuận với số năm học của sinh viên.
Kết quả về nhận thức của sinh viên với vai trò của việc tự học được đánh giá như sau:
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát vai trò của hoạt động tự học
Vai trò của tự học Mức độ Thứ bậc đánh giá Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL % SL % Củng cố và nắm vững kiến thức 120 80.0 25 16.7 5 3.3 1 Mở rộng kiến thức 78 52.0 55 36.7 17 11.3 2 Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập 75 50.0 55 36.7 20 13.3 3 Tự tin trong học tập và công tác
sau này 65 43.3 77 51.3 8 5.3 4
Nâng cao khả năng phân tích,
tổng hợp vấn đề 55 36.7 77 51.3 18 12.0 5
Hình thành và phát triển nhân cách 50 33.3 93 62.0 7 4.7 6 Phát triển khả năng giải quyết tình
huống, vấn đề 30 20.0 100 66.7 20 13.3 7
Thông qua bảng khảo sát cho thấy: Hầu hết sinh viên có nhận thức đúng đắn về việc tự học. 80% cho rằng tự học là cách tốt nhất để củng cố, nắm vững kiến thức, 52% sinh viên cho rằng tự học để mở rộng kiến thức, 50% sinh viên thấy tự học phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo trong học tập, trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân. Phần đông sinh viên nhận thức được trong quá trình học tập ở đại học, vai trò chủ đạo của người thầy khác xa so với ở phổ thông vì học ở đại học là thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, tạo tình huống, kích thích sinh viên tự tìm tòi và chiếm lĩnh tri
65
thức. Bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên chưa thấy được ý nghĩa của việc tự học đối với sự phát triển tư duy và những hiệu quả lâu dài nên các em đánh giá ở mức trung bình.
Như vậy, sinh viên của Trường đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học đối với bản thân. Nhưng phần lớn các em mới chỉ nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học đối với hiệu quả học tập trước mắt mà không thấy được hiệu quả lâu dài của tự học trong hình thành và phát triển nhân cách, cũng như tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách.