Biện pháp 4: Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 109 - 114)

động tự học của sinh viên

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Khoa học về quản lí giáo dục đã khẳng định kiểm tra đánh giá là một trong bốn chức năng cơ bản có vai trò quan trọng trong quản lí trường học nói chung và quản lí chuyên môn nói riêng. Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên thể hiện sự ghi nhận, xác nhận kết quả học tập của sinh viên. Trong học chế tín chỉ, đổi mới cơ chế kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên được coi như là một hệ quả tất yếu khi chuyển đổi phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ. Thông qua kiểm tra đánh giá, giảng viên biết được hoạt động tự học đã được thực hiện hay chưa trong thực tế, thực hiện đúng hay chưa đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra. Có thể thấy, cơ chế kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên là biện pháp có ý nghĩa thiết thực và hết sức cần thiết.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Giúp sinh viên nhận thức được mục đích của việc kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên không chỉ để xác nhận kết quả tự học mà còn để hướng dẫn và hỗ trợ việc học.

- Tiến hành thường xuyên và đồng bộ nhiều hình thức kiểm tra đánh giá: Khi tiến hành đào tạo theo học chế tín chỉ, kiểm tra đánh giá phải được tiến

101

hành thường xuyên, đa dạng trong suốt thời gian dạy học bằng nhiều hình và bằng nhiều phương pháp kỹ thuật phong phú, đa dạng. Làm tốt được vấn đề này một mặt sẽ tạo động lực, hứng thú cho sinh viên học tập, mặt khác định hướng cho các hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

- Công khai hóa quy trình và kết quả đánh giá hoạt động tự học của sinh viên: Một trong những yêu cầu đối với hoạt động quản lí là ban hành các quy định, công khai hóa các quy định quản lí. Một mặt vừa đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quản lí một mặt vừa đồng thời tạo ra cơ chế cho phép sinh viên biết rõ được các bước thực hiện, nội dung, yêu cầu đối với hoạt động tự học mà mình đã, đang và sẽ phải thực hiện và góp phần nâng cao khả năng tự nhận thức, điều chỉnh hoạt động tự học của sinh viên. Những nội dung cần được công khai như:

+ Công khai nội dung những vấn đề kiểm tra và thi đối với môn học. Cụ

thể, khi bắt đầu giảng dạy môn học giảng viên cần công bố kế hoạch học tập, thời gian thực hiện chương trình, nêu rõ kế hoạch và hình thức thi hết môn, hình thức kiểm tra từng phần của chương trình (tổng chương).

+ Chấm bài kịp thời, chữa bài và chỉ rõ những sai sót mà sinh viên thường gặp, công bố kết quả đúng hạn. Trong học chế tín chỉ, cần phối hợp nhiều biện pháp để kiểm tra đến cá nhân sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên bộc lộ rõ năng lực của mình. Khi kiểm tra viết, thi viết, phải tạo điều kiện nghiêm ngặt để sinh viên làm bài nghiêm túc và trung thực. Chẳng hạn có thể ra nhiều đề với mức độ tương đương. Đề bài kiểm tra phải vừa sức với đa số sinh viên trong lớp, đồng thời có câu hỏi phụ cho các sinh viên khá giỏi. Đề bài thi cuối học phần có nội dung đòi hỏi sinh viên phải thể hiện được kiến thức có bề rộng, chiều sâu và có tính sáng tạo. Thông báo kịp thời và công khai kết quả kiểm tra, thi (vấn đáp, thi viết, thi rèn luyện kỹ năng thực hành). Từ đó, để sinh viên tự nhận thức và tự đánh giá đúng khả năng của mình, tự điều chỉnh và có hướng phấn đấu tiếp theo.

102

3.2.4.3. Cách thức triển khai biện pháp

- Phối hợp khéo léo các phương pháp kiểm tra là vấn đề có tính chất kỹ năng sư phạm của từng giảng viên. Để đảm bảo tính thống nhất tương đối, Nhà trường cần có những quy định xác định mức độ tối thiểu trong việc phối hợp các phương pháp kiểm tra, hạn chế việc làm tùy tiện. Phối hợp khéo léo các phương pháp kiểm tra giúp cho giảng viên có được sự đánh giá phù hợp đến từng nhóm sinh viên, tạo ra môi trường kiểm tra đánh giá sinh động, Không nhàm chán, đảm bảo đánh giá thực khả năng, mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên. Sự phối hợp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phối hợp linh hoạt giữa các hình thức kiểm tra. Đặc biệt kiểm tra bài

làm ở nhà có tác dụng giáo dục sinh viên về ý thức tổ chức kỷ luật, tự học, tinh thần trách nhiệm trong việc học tập của mỗi sinh viên. Có thể kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất. Để động viên ý thức và khả năng tự học những sinh viên thực hiện các bài tập nghiên cứu, các bài tập thực hành khá tốt thì có thể lấy điểm thay thế cho bài thi cuối học phần. Giảng viên cần có thái độ khách quan và tinh thần trách nhiệm cao trong việc cho điểm sinh viên, không dễ dãi, không thiên vị. Việc cho điểm có tác dụng đến quan hệ thầy trò và đặc biệt có tác dựng đến thái độ học tập của sinh viên đối với môn học.

+ Tăng cường trắc nghiệm khách quan. So với các phương pháp đánh

giá khác, trách nghiệm khách quan có nhiều ưu thế như: Kiểm tra được phạm vi kiến thức rộng, bao quát toàn bộ môn học, triển khai thi và chấm thi

nhanh,... Vì vậy, khắc phục được tình trạng học lệch, học tủ, học vẹt, từ đó

nâng cao ý thức và năng lực tự học của sinh viên.

- Xây dựng cho sinh viên ý thức và khả năng tự kiểm tra: Trong quá trình làm việc với sinh viên, giảng viên và các cán bộ quản lí của Nhà trường cần phải thực hiện các nội dung góp cho sinh viên hình thành ý thức và khả năng tự kiểm tra. Có thể cho sinh viên kiểm tra bài của nhau dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Việc chấm bài kiểm tra cũng vậy, nên có thêm hình thức trò chấm bài của nhau và tự chấm bài của mình, theo

103

cách như sau: Đổi bài làm cho nhau để sinh viên đọc và đánh giá bài của bạn, sau đó sinh viên đọc lại bài làm của mình và tự đánh giá, cuối cùng căn cứ vào đó, sinh viên sửa lại bài làm của mình.

Kịp thời kiểm tra đánh giá là yêu cầu cần phải được thực hiện trong học chế tín chỉ khi cách học, cách dạy đã có sự thay đổi rất căn bản. Hoạt động quản lí của Nhà trường cần bám sát yêu cầu trên trong việc xác định nội dung quản lí vừa xác định rõ vai trò, trách nhiệm của giảng viên vừa đảm bảo việc kiểm tra đánh giá được tiến hành một cách công bằng, khách quan theo đúng trình tự, mục tiêu, kịp thời động viên uốn nắn những sai lệch của sinh viên, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực từ phía giảng viên và các cán bộ quản lí của Nhà trường.

3.2.5. Biện pháp 5: Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự học

3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Hoạt động tự học của sinh viên không thể tách rời khỏi những điều kiện đảm bảo cần thiết khác như: cơ sở vật chất, nguồn học liệu, các thiết bị hỗ trợ, đến cả thái độ của người phục vụ. Đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết là sự bảo đảm mang tính quyết định khách quan. Sẽ không thể có kết quả học tập tốt nếu không có những đảm bảo vật chất cần thiết. Đây là vấn đề thể hiện năng lực và phẩm chất của Nhà trường. Mặt khác, trong xã hội hiện đại, thế giới tri thức mở ra là vô cùng rộng lớn, sinh viên có thể tiếp cận từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, với vai trò là chủ thể phục vụ, Nhà trường luôn cần và phải tạo ra một hệ thống nguồn học liệu chuẩn mực đủ về số lượng, phong phú về nội dung. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt mang tính quyết định đến chất lượng của hoạt động tự học. Đó là chưa kể tới sự nhiễu loạn thông tin trong xã hội truyền thông tự do như hiện nay sẽ khiến người học dễ rơi vào trạng thái lúng túng khi tiếp cận, thậm chí lựa chọn và sử đụng thông tin sai lệch.

104

Với ý nghĩa quan trọng như đã nêu trên, tăng cường các điều kiện phục vụ tự học của sinh viên, phải được xem như là một đòi hỏi có tính khách quan, là yêu cầu mà Nhà trường cần phải thực hiện nếu muốn thực hiện được chức năng, sứ mệnh của mình.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Rà soát, đánh giá thực trạng, mức độ đáp ứng nhu cầu của cơ sở vật chất hiện có, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng, bổ sung các điều kiện vật chất đảm bảo đủ cho việc áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ nói chung và hoạt động tự học của sinh viên nói riêng: Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học là một thành tố quan trọng của hoạt động dạy - học, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Đối với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, cơ sở vật chất được coi là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng dạy - học của Nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trường cần phải có kế hoạch để tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động dạy - học, đặc biệt các điều kiện phục vụ hoạt động tự học của sinh viên.

- Tiếp tục tập trung đầu tư nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng các hoạt động đào tạo của Trường như mở rộng phòng Internet, nâng cấp hệ thống mạng truy cập Internet trong toàn Trường.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn nhằm tăng cường đầu tư thiết bị cho các phòng học. Tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại cho cán bộ và giảng viên.

3.2.5.3. Cách thức triển khai biện pháp

- Củng cố, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giảng đường, thư viện

đảm bảo về số lượng, chất lượng.

- Xây dựng Thư viện điện tử hiện đại, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử

cho phòng tư liệu nhằm hiện đại hóa hệ thống phòng tư liệu hiện có. Tăng cường khả năng khai thác và tiện ích cho người sử dụng.

105

- Triển khai kế hoạch hợp tác với các cơ sở, hoàn thiện và nâng cấp hệ

thống mạng thông tin nội bộ để có thể hòa mạng giữa các đơn vị với nhau, với Thư viện Trường Đại học Hòa Bình, thư viện các địa phương và quốc tế.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết, phục vụ tốt nhất cho hoạt động tự học của sinh viên. Hoạt động tự học cũng là một dạng hoạt động xã hội, vì thế, luôn có sự biến đổi, thay đổi về quy mô, tính chất trong những điều kiện nhất định, trong những giai đoạn nhất định.

Có thể nói, biện pháp quản lí tăng cường các điều kiện phục vụ nhằm giúp giảng viên hướng dẫn cho sinh viên tự học là một tổ hợp các biện pháp cụ thể vừa nhằm tạo ra một hệ thống các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên, tổ chức khai thác có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện có, vừa nhằm xây dựng một môi trường tự học thân thiện, lành mạnh, có văn hóa cao đồng thời góp phần nâng vào hình ảnh, vị thế của Nhà trường đối với sinh viên nói riêng và với toàn xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 109 - 114)