Mối liên quan của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 116 - 117)

Các biện pháp quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí. Nó là một hệ thống các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm nhất định phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lí.

Những biện pháp Quản lí hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hòa Bình trong học chế tín chỉ cũng là một hệ thống các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện biện pháp quản lí này cũng có thể là điều kiện để thực hiện biện pháp quản lí khác. Các biện pháp quản lí hoạt động tự học bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuỳ theo từng điều kiện, thời gian và hoàn cảnh nhất định mà thực hiện các biện pháp hoặc lựa chọn kết hợp các biện pháp cho phù hợp. Vì vậy, các biện pháp đề xuất trong đề tài cần được tiến hành đồng bộ. Nếu chỉ thực hiện đơn lẻ một biện pháp sẽ không mang tới hiệu quả như nhà quản lí mong muốn.

Biện pháp thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên trước yêu cầu dạy và học theo học chế tín chỉ là biện pháp quan trọng hàng đầu đóng vai trò là nền tảng cho các biện pháp khác khác bởi vì khi có nhận thức đúng đắn thì

108

mới có thái độ đúng và từ đó mới có hành vi đúng. Vì vậy nếu giảng viên và sinh viên không có nhận thức đúng đắn về phương thức đào tạo mới, không vươn lên thích ứng với hoàn cảnh mới thì mọi biện pháp khác đều là vô nghĩa

Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ là cực kỳ quan trọng. Cố vấn học tập phải là những người hiểu rõ quy chế, nắm được năng lực, hoàn cảnh cụ thể của từng sinh viên, tư vấn, giúp đỡ các em trong học tập.

Việc quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên là một trong những biện pháp cần thiết để thông qua các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm sẽ tích cực hoá hoạt động tự học của sinh viên, là tiền đề quan trọng thúc đẩy tính tự giác, tích cực tự học của sinh viên.

Sẽ không thể đổi mới phương pháp dạy - học được nếu như không có sự hỗ trợ của cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo khi triển khai đào tạo tín chỉ phải đáp ứng đầy đủ và linh hoạt của hệ thống đào tạo này. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị là nhiệm vụ cần ưu tiên trong đào tạo theo tín chỉ.

Kịp thời kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ có ý nghĩa then chốt đến thành công của công tác quản lí.

Cuối cùng để hệ thống đào tạo tín chỉ thành công thì cần phải có sự đồng tâm hợp lực của tất cả các thành viên, các đơn vị chức năng trong toàn trường. Vì vậy biện pháp “Phối kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng hướng tới hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ” là một biện pháp không thể bỏ qua.

Vì vậy, có thể nói để biện pháp này phát huy tác dụng cần phải có sự hỗ trợ của các biện pháp khác và ngược lại.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học hòa bình (Trang 116 - 117)