Giải pháp về nâng cao sức hấp dẫn và cạnh tranh của các sản phẩm du lịch Ninh Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu họat động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đọan 2003 - 2009 (Trang 106 - 109)

- Số lao động có khẳ năng giao tiếp 1 trong 3 ngoại ngữ

20 62,5 Trang web DLNB ( www.ninhbinhtourism.com.vn ) 16 50,

3.2.4. Giải pháp về nâng cao sức hấp dẫn và cạnh tranh của các sản phẩm du lịch Ninh Bình

phẩm du lịch Ninh Bình

Với mục tiêu là nâng cao sức cạnh tranh và sức hấp dẫn của du lịch Ninh Bình không chỉ bởi sự độc đáo của sản phẩm, dịch vụ và tài nguyên du lịch của điểm đến mà còn là các yếu tố chất lƣợng dịch vụ, điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sự thân thiện hiếu khách của ngƣời dân địa phƣơng. Đó là những yếu tố quan trọng tạo ra sức hút, sức hấp dẫn ngay từ bên trong điểm đến. Trƣớc mắt du lịch Ninh Bình cần tập trung làm tốt thực hiện tốt các giải pháp sau:

3.2.4.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vừa là điều kiện, vừa là yếu tố tạo ra tính hấp dẫn thứ cấp để phát triển du lịch. Do vậy cần tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật nhƣ hệ thống giao thông tới các điểm du lịch, các khu vực đón tiếp, hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí chất lƣợng cao, trung tâm mua sắm tại trung tâm thành phố Ninh Bình và các khu du lịch trọng điểm của tỉnh:

+ Đầu tƣ xây mới các trung tâm đón tiếp, giới thiệu quảng bá du lịch, đặc biệt là hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn tại tất cả các khu, điểm du lịch trong tỉnh, coi đó nhƣ là nhiệm vụ trƣớc mắt, cần làm ngay.

+ Tập trung hoàn thành, nâng cấp và khai thác hợp lý các khu du lịch trọng điểm, đặc biệt là khu du lịch Tràng An, chùa Bái Đính, khu di tích cố đô Hoa Lƣ, Tam Cốc – Bích Động, Vân Long, Kênh Gà và vùng ven bển Kim Sơn. Đầu tƣ xây mới, nâng cấp các tuyến đƣờng nội bộ trong các khu, điểm du lịch với hệ thống biển báo, chỉ dẫn cả nội dung, số lƣợng và hình thức đẹp, ấn tƣợng. Ngoài ra nên nghiên cứu xây dựng các tuyến giao thông kết nối các

105

khu, điểm du lịch tạo ra các chƣơng trình du lịch liên hoàn, khép kín để tránh lặp lại một cách nhàm chán.

+ Nghiên cứu và có kế hoạch ƣu tiên đầu tƣ phát triển du lịch vùng ven biển Kim Sơn, lấy cồn Nổi làm điểm nhấn chính để phát triển loại hình du lịch thăm quan, nghỉ dƣỡng biển; trƣớc mắt cần sớm hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch vùng ven biển Kim Sơn làm cơ sở để thu hút đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật khu du lịch Cồn Nổi và vùng ven biển Kim Sơn.

+ Tập trung ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dƣỡng từ 3-5 sao. Khuyến khích thu hút các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực này để đến năm 2015, toàn tỉnh có đƣợc 20 khách sạn, khu nghỉ dƣỡng từ 3 – 5 sao với 2500 phòng.

+ Quy hoạch xây dựng các siêu thị, các điểm mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ. Thu hút, khuyến khích đầu tƣ xây dựng hệ thống nhà hàng đạt chuẩn, khu ẩm thực cao cấp, các siêu thị, các trung tâm hội nghị, triển lãm, trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống (múa rối nƣớc, hát xẩm, hát chèo...)

+ Nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện, nƣớc (đặc biệt là hệ thống cung cấp nƣớc sạch cho các khách sạn cao cấp đang xây dựng), bƣu chính viễn thông, tài chính, y tế, nghiên cứu thành lập khoa Quốc tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ các phƣơng tiện vận chuyển khách hiện đại, thân thiện với môi trƣờng trong các khu du lịch nhƣ các loại xe điện.

3.2.4.2. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sức hút, khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Để chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch cần tiến hành điều tra, thống kê, phân tích lao động trong ngành du lịch để xác định nhu cầu đào tạo. Căn cứ vào tiêu chuẩn,

106

định mức lao động của ngành du lịch xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch theo từng giai đoạn 2010-2015 và 2016-2020.

Trƣớc hết tỉnh cần có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các lĩnh vực còn đặc biệt yếu kém nhƣ ngoại ngữ, lễ tân, buồng, bàn, bar, kỹ thuật chế biến món ăn, thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên, chụp ảnh, vận chuyển khách. Tổ chức các lớp tập huấn về các bộ tiêu chuẩn nghề của Tổng cục Du lịch cho các doanh nghiệp du lịch. Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trƣờng Đại học Hoa Lƣ làm tốt công tác liên kết mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn, trung cấp và đại học.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mở các lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó cần khai thác các nguồn hỗ trợ đào tạo nghề du lịch của các bộ ngành, Tổng cục Du lịch và các tổ chức quốc tế.

3.2.4.3. Giải pháp về nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch

Một trong những hạn chế của du lịch Ninh Bình là nhiều sản phẩm du lịch truyền thống đã bị bão hòa, một vài sản phẩm mới còn bị trùng lắp nhƣ các chƣơng trình du lịch tham quan hang động tại khu du lịch hang động Tràng An và khu du lịch sinh thái Vân Long với Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách của sản phẩm du lịch Ninh Bình, cần tập trung làm tốt các giải pháp sau:

- Nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch bằng cách loại bỏ ngay những tour thụ động theo một lộ trình, hoạt động ấn định với các điểm di tích, danh thắng có sẵn kết hợp với các cơ sở lƣu trú và nhà hàng thành một chƣơng trình du lịch mà cần phải điều chỉnh, thay thế bằng các tour chủ động cho khách tham gia vào các hoạt động đặc trƣng của điểm du lịch nhƣ bắt tôm tép, tát nƣớc, chế biến món ăn (tại Vân Long), chèo thuyền bằng tay tại Tam

107

Cốc, Tràng An.... Tránh tình trạng “khách du lịch phải đi ngủ sớm”, thì cần thiết kế nhiều hoạt động vui chơi giải trí phủ kín thời gian rỗi, vừa tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch vừa tăng chi tiêu của khách.

- Làm mới lại các sản phẩm du lịch truyền thống đã trở nên quá quen thuộc với khách du lịch. Khai thác triệt để các lợi thế về địa hình, các đặc sản, hàng thủ công truyền thống của địa phƣơng để đƣa các hoạt động mới vào các sản phẩm, chƣơng trình du lịch nhƣ loại hình du lịch xe trâu, chèo thuyền, làm đồng... Việc làm mới này phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục thì mới tạo nên sức hấp dẫn mới cho các sản phẩm cũ và kéo dài vòng đời của chúng.

- Tạo ra các sản phẩm du lịch mới để đáp ứng nhu cầu, ham muốn khám phá cái mới. Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, Ninh Bình có thể tạo mới nhiều sản phẩm du lịch nhƣ khám phá hang động, truy tìm dấu ấn kinh đô Hoa Lƣ xƣa, ngủ hang (cavestay)...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu họat động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đọan 2003 - 2009 (Trang 106 - 109)