Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu họat động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đọan 2003 - 2009 (Trang 89 - 94)

- Số lao động có khẳ năng giao tiếp 1 trong 3 ngoại ngữ

20 62,5 Trang web DLNB ( www.ninhbinhtourism.com.vn ) 16 50,

2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những lợi thế, những điểm mạnh và kết quả đạt đƣợc ở trên, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Ninh Bình cũng còn nhiều hạn chế và bất

88

cập lớn cần sớm có giải pháp khắc phục và điều chỉnh để tăng cƣờng hơn nữa hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Ninh Bình trong thời gian tới:

- Chƣơng trình xúc tiến du lịch của tỉnh Ninh Bình chƣa đƣợc thiết lập một cach bài bản, mà chủ yếu là những chƣơng trình, hoạt động xúc tiến du lịch riêng rẽ, manh mún, thiếu định hƣớng rõ ràng. Chẳng hạn nhƣ xúc tiến quảng bá hình ảnh, thông điệp gì cho ai, mục tiêu của chƣơng trình, hoạt động xúc tiến là gì, ngân sách xúc tiến là bao nhiêu, sử dụng kênh hoặc công cụ xúc tiến nào cũng chƣa đƣợc xác lập đầy đủ.

- Thông tin mà khách du lịch cả trong nƣớc và quốc tế biết đến du lịch Ninh Bình còn ít. Qua điều tra cho thấy, thực tế thông tin về du lịch Ninh Bình đến đƣợc các thị trƣờng mục tiêu chƣa nhiều, phần lớn là các thông tin, hiểu biết tự tìm kiếm hoặc từ các thông tin sơ cấp, thông tin trên mạng internet hoặc các sách hƣớng dẫn du lịch của nƣớc ngoài.

- Tài liệu ấn phẩm quảng bá du lịch Ninh Bình chƣa hấp dẫn về chất lƣợng, số lƣợng, tính thống nhất, tính thẩm mỹ. Nội dung thông tin lặp lại, chƣa cô đọng và thiếu tính sáng tạo. Tài liệu ấn phẩm quảng cáo còn chƣa phong phú, đầy đủ về chủng loại cho các đối tƣợng xúc tiến khác nhau (khách Tây Âu, Đông Bắc Á, Trung Quốc...). Việc phân phát ấn phẩm quảng cáo thiếu kế hoạch và định hƣớng rõ ràng, nên chƣa đến đúng đối tƣợng và chƣa cung cấp đúng thông tin tới ngƣời tìm.

- Tham gia gian hàng hội chợ còn hạn chế về quy mô, tài liệu thông tin và phƣơng pháp thu hút, thiếu sáng tạo về thiết kế và trƣng bày gian hàng. Thiếu các chƣơng trình, hoạt động để làm cho gian hàng sống động thu hút khách đến tham gia, mà chủ yếu là tiếp nhận thông tin một cách thụ động, một chiều. Việc quyết định lựa chọn hội chợ, triển lãm du lịch thiếu sự nghiên cứu, còn chịu tác động bởi cảm tính, sự chỉ đạo của cấp trên. Ninh Bình còn

89

chƣa tham gia đƣợc các hội chợ, triển lãm du lịch ở các tỉnh, thành miền Nam và ở nƣớc ngoài.

- Thông tin qua mạng của Ninh Bình chƣa tiếp cận với các thị trƣờng khách nƣớc ngoài, theo kết quả điều tra của tác giả, chỉ có 4,3% khách quốc tế đƣợc hỏi biết đến trang tin điện tử du lịch Ninh Bình. Thông điệp quảng cáo, nội dung thông tin trên trang tin điện tử còn chung chung, thiếu chuyên nghiệp, chƣa phù hợp với thị trƣờng khách nƣớc ngoài.

- Các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh chƣa nhận thức đầy đủ về việc xúc tiến quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu du lịch Ninh Bình bằng chính chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên, sự thân thiện, hiếu khách của ngƣời dân địa phƣơng. Do đó mà tình trạng chặt chém, bán hàng không đúng chất lƣợng và giá cả, chèo kéo ép khách mua hàng và đặc biệt là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp vẫn diễn ra thƣờng xuyên tại các khu, điểm du lịch đã làm cho nhiều khách du lịch có ấn tƣợng không tốt về du lịch Ninh Bình.

- Các sản phẩm dịch vụ du lịch của Ninh Bình còn nghèo nàn, đơn điệu. Nhiều sản phẩm, chƣơng trình du lịch truyền thống của Ninh Bình đã trở nên "bão hòa". Các chƣơng trình, sản phẩm du lịch mới vẫn còn bị trùng lắp, lặp lại, không có nhiều khác biệt so với các sản phẩm truyền thống, nên làm cho du khách nhàm chán. Bên cạnh đó sự thiếu vắng các cơ sở dịch vụ lƣu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí chất lƣợng cao cũng là những hạn chế, yếu kém lớn của du lịch Ninh Bình, làm giảm đáng kể khả năng phục vụ, thu hút khách trong nƣớc và quốc tế đến và lƣu lại Ninh Bình dài ngày hơn.

- Hoạt động quan hệ công chúng còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là với các cơ quan báo chí, hãng lữ hành lớn trong và ngoài nƣớc. Ninh Bình chƣa chủ động tổ chức mời và đón đƣợc các đoàn Falm trip theo đúng nghĩa, mà chủ yếu theo các chƣơng trình của Tổng Cục Du lịch, Hiệp hội du lịch

90

Việt Nam. Ninh Bình cũng chƣa tổ chức đƣợc các chƣơng trình xúc tiến điểm đến du lịch (roadshow), giới thiệu điểm đến tại các thị trƣờng khách mục tiêu của tỉnh kể cả trong nƣớc và quốc tế.

- Các hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh cũng chƣa quan tâm, chú trọng đúng mức đến các công ty du lịch, hãng lữ hành lớn trong nƣớc. Hàng năm tỉnh chƣa có các chính sách, chƣơng trình khuyến mại, hỗ trợ cho các công ty du lịch, lữ hành thƣờng xuyên đƣa khách về Ninh Bình, đồng thời tổ chức gặp gỡ trao đổi, bàn các biện pháp phối hợp quảng bá du lịch Ninh Bình phù hợp với các thị trƣờng mà các công ty đang khai thác.

- Nguồn nhân lực làm du lịch vừa thiếu, lại vừa yếu, điều này dẫn đến tình trạng chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ không đồng đều "lúc tốt, lúc kém" làm giảm khẳ năng cạnh tranh, tính hấp dẫn của các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Ninh Bình.

Nhìn chung, khi đánh giá về hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình trong thời gian vừa qua, 57% các công ty lữ hành đƣợc hỏi cho là trung bình, 25% là kém và chỉ có 13% là tốt.

Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, có thể khẳng định du lịch Ninh Bình chƣa sử dụng và phát huy đƣợc hết các biện pháp và công cụ xúc tiến du lịch; việc xây dựng và triển khai các chƣơng trình, kế hoạch xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp; việc phân phối, cung cấp thông tin tài liệu xúc tiến quảng bá của tỉnh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; chƣa liên kết đƣợc với các công ty, hãng lữ hành lớn để phối hợp xúc tiến quảng bá trong và ngoài nƣớc; tiếp thị trên internet cũng chƣa phát huy hiệu quả. Nguyên nhân sâu xa của những tồn tại trên chủ yếu là do thiếu cơ chế chính sách xúc tiến; do thiếu nguồn kinh phí; do thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch có năng lực trình độ; do thiếu sự phối hợp, đồng thuận của các cấp các ngành và cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân địa phƣơng.

91

Tiểu kết chƣơng 2: Vận dụng cơ sở lý luận ở chƣơng 1 kết hợp với việc khai thác thông tin sơ cấp, thứ cấp tại thực địa, trong chƣơng 2, luận văn đã phân tích, đánh giá khái quát tài nguyên du lịch, kết quả hoạt động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003-2009 về lƣợt khách, doanh thu, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Đặc biệt chƣơng 2 cũng đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng chính sách, chƣơng trình xúc tiến phát triển du lịch, bộ máy, ngân sách xúc tiến và việc sử dụng các công cụ trong hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh Ninh Bình, đồng thời nêu bật những kết quả đạt đƣợc, những mặt tích cực cũng nhƣ chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế và yếu kém. Ngoài ra, chƣơng 2 còn phân tích tìm ra các nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở chƣơng 3.

92

Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2015

Một phần của tài liệu Nghiên cứu họat động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đọan 2003 - 2009 (Trang 89 - 94)