Tài nguyên du lịch của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu họat động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đọan 2003 - 2009 (Trang 41 - 45)

2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, ở vị trí chuyển tiếp các hệ thống tự nhiên, Ninh Bình là cửa ngõ từ miền bắc và miền Trung và miền Nam, nối liền giữa miền Đông Bắc với Tây Bắc của tổ quốc. Với 18km đƣờng bờ biển, nơi có cửa sông đổ ra đã tạo thành 2 cồn nổi (Cồn Thoi và Hòn Nẹ), thảm thực vật ngập mặn đã hình thành nơi cƣ trú của của nhiều loài

40

sinh vật, đặc biệt là một số loài chim di cƣ quý hiếm nhƣ loài Cò thìa… Đây là những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái biển. Ninh Bình đƣợc bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú với những dòng sông thơ mộng, những hồ nƣớc mênh mông và những cánh rừng nguyên sinh. Do nằm ở vị trí chuyển tiếp của các hệ thống tự nhiên, nên địa hình Ninh Bình tƣơng đối đa dạng, có cả núi, đồng bằng và bờ biển. Đặc biệt có dạng địa hình karst với hệ thống hàng trăm hang động có giá trị du lịch.

Địa hình karst đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là các quần thể hang động nhƣ quần thể Tam Cốc – Bích Động (hơn 10 hang), quần thể hang động Tràng An, Cố đô Hoa Lƣ (đặc biệt ở Tràng An có 48 hang xuyên thuỷ liên thông nhau), khu vực Yên Mô, Tam Điệp (theo thống kê mới nhất có 32 hang động trong đó 8 hang đặc biệt có giá trị thu hút), Vân Long (có hang Cá, hang Bóng..), Cúc Phƣơng (có động Con Moong đang đƣợc đệ trình là di sản thiên nhiên thế giới, động ngƣời xƣa, động Trăng Khuyết,…). Đối với du lịch, hang động đƣợc coi nhƣ là tài sản quý hiếm và có giá trị thu hút đặc biệt đối với khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Hang động ở Ninh Bình rất phong phú về hình thái và chủng loại, đƣợc các nhà khoa học đánh giá có tiềm năng rất lớn, là một trong những lợi thế của du lịch Ninh Bình. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên hang động karst phục vụ phát triển du lịch cần có những giải pháp khả thi, thống nhất đảm bảo cho sự quản lý, và khai thác ổn định, lâu dài và loại bỏ những tồn tại, nhàm chán thƣờng gặp ở các khu, điểm du lịch hiện nay.

Ninh Bình còn sở hữu nhiều cảnh quan tự nhiên khác có giá trị và sức hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nƣớc, đó là vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng và Khu bảo tồn đất ngập nƣớc Vân Long. Cúc Phƣơng là vƣờn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, có hệ động thực vật phong phú và đa dạng với gần 2000 loài

41

thuộc 908 chi và 299 họ. Đặc biệt có cây trò xanh, cây xấu cổ thụ đều trên dƣới 1000 năm tuổi. Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trƣng cho hệ sinh thái núi đá ngập nƣớc có diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 2.643ha). Đây là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Voọc quần đùi trắng, một loài linh trƣởng quý hiếm đã đƣợc ghi trong Sách đỏ thế giới. Vân Long là một vùng đất còn ít đƣợc khám phá với cảnh quan đặc biệt hấp dẫn.

Ngoài ra, Ninh Bình còn có tiềm năng rất lớn về suối khoáng có thể phát triển các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh kết hợp với vui chơi giải trí. Đó là suối nƣớc khoáng nóng Kênh Gà, Cúc Phƣơng. Đây là hai điểm đƣợc đánh giá rất cao và có khả năng khai thác tốt. Tuy nhiên nguồn tài nguyên suối khoáng này mới bắt đầu đƣợc đầu tƣ khai thác ở quy mô nhỏ, khả năng thu hút khách du lịch còn thấp.

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử -văn hóa gắn liền với một thời đã đƣợc chọn làm kinh đô của nƣớc Đại Cồ Việt. Kinh đô Hoa Lƣ đƣợc xây dựng với lòng tự hào của ông cha ta trƣớc tầm vóc lớn lao của tổ quốc bƣớc vào giai đoạn độc lập, tự chủ sau gần nghìn năm bị Bắc thuộc. Đặc biệt, khu du lịch hang động Tràng An nằm liền kề với cố đô Hoa Lƣ mới đƣợc phát hiện, vừa đẹp lại ẩn chứa nhiều di tích, cổ vật từ thời Đinh, Tiền Lê, thời dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta đã làm cho các giá trị về thắng cảnh thiên nhiên của vùng đất Hoa Lƣ đã nổi tiếng, nay sẽ nổi tiếng hơn, có sức hút hơn. Tràng An là nơi hội tụ của hơn 50 hang động lớn nhỏ, lại nằm trong “quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lƣ tỉnh Ninh Bình” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 82/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến hết năm 2009, toàn tỉnh Ninh Bình có 975 di tích danh thắng, trong đó có trên 139 di

42

tích cấp tỉnh, 79 di tích đã xếp hạng và cấp bằng quốc gia. Riêng khu di tích lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lƣ là một di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia. Ngoài ra còn phải kể đến hơn 10 nghìn di vật, cổ vật và tƣ liệu đang đƣợc gìn giữ, bảo quan tại Bảo tàng của tỉnh Ninh Bình.

Bảng 2.1. Tổng hợp các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Ninh Bình

Stt Huyện, thị xã, thành phố Diện tích (km2) Di tích cấp quốc gia (79) Di tích cấp tỉnh (139) Di tích đặc biệt quan trọng Số lƣợng di tích quốc gia và cấp tỉnh 1 Tp Ninh Bình 8,1 4 14 18 2 Gia Viễn 162,5 14 27 41 3 Nho Quan 495,7 7 16 23 4 Yên Mô 146,4 11 22 33 5 Yên Khánh 144,3 12 30 32 6 Kim Sơn 181,4 4 17 1 21 7 Hoa Lƣ 139 26 10 2 36 8 Tam Điệp 109,2 1 3 4

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch [15]

Các di tích lịch sử - văn hóa có giá trị phát triển du lịch phân bố khá tập trung. Các di tích đặc biệt quan trọng có khả năng hấp dẫn, thu hút cao đối với khách du lịch tập trung chủ yếu ở các khu vực cố đô Hoa Lƣ, Tam Cốc – Bích Động (huyện Hoa Lƣ, Vân Long, Kênh Gà (huyện Gia Viễn) và thành phố Ninh Bình.

Tuy nhiên, ngoài các di tích lịch sử văn hóa có giá trị nổi bật đã, đang đƣợc xúc tiến quảng bá đƣa vào khai thác phục vụ khách du lịch, đa số các di tích còn lại có giá trị du lịch nhƣng chƣa đủ sức hút do thiếu các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật để phát triển trở thành điểm du lịch nhƣ cơ sở hạ kém, đƣờng đến không thuận lợi, chẳng hạn nhƣ đền Đức thánh Nguyễn ở xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn, hoặc do nằm biệt lập đơn lẻ nên cũng khó xúc tiến phát triển thành một điểm du lịch.

43

Ninh Bình còn có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa các làng quê vùng châu thổ sông Hồng, kế thừa và phát triển các phong tục tập quán liên vùng của văn minh lúa nƣớc, văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn từ hàng nghìn năm trƣớc. Tiêu biểu là hai lễ hội Cố đô Hoa Lƣ (hay Trƣờng Yên) và đền Thái Vi. Hai lễ hội này gắn liền với quần thể di tích cố đô Hoa Lƣ và khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, hàng năm thu hút hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nƣớc, trở thành những sự kiện quảng bá, thu hút khách du lịch lớn của tỉnh Ninh Bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu họat động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đọan 2003 - 2009 (Trang 41 - 45)