Ngân sách xúc tiến du lịch của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu họat động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đọan 2003 - 2009 (Trang 59 - 61)

- Số lao động có khẳ năng giao tiếp 1 trong 3 ngoại ngữ

2.4. Ngân sách xúc tiến du lịch của tỉnh Ninh Bình

Các chƣơng trình, dự toán kinh phí hoạt động xúc tiến hàng năm của tỉnh Ninh Bình đƣợc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch xây dựng và đề xuất theo kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh và của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trình HĐND, UBND tỉnh xem xét ra quyết định phê duyệt. Trên cơ sở đó, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch chủ động chủ trì phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh theo kế hoạch và dự toán đƣợc duyệt. Ngoài ra, nếu trung tâm xúc tiến du lịch muốn tham gia thêm các sự kiện, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch lớn ở trong nƣớc và nƣớc ngoài không nằm trong kế hoạch ngân sách duyệt, phải báo cáo, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cấp bổ sung kinh phí để tổ chức.

Nguồn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh Ninh Bình hàng năm phân bổ không đồng đều cho các hoạt động xúc tiến du lịch và còn rất nhỏ bé so yêu cầu thực tế.

Bảng 2.6: Tổng hợp kinh phí xúc tiến quảng bá du lịch cấp từ nguồn ngân sách tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2003-2009

Đvt: triệu đồng Stt Các công cụ xúc tiến 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1 Ấn phẩm quảng cáo DLNB 133,5 40,4 236,2 122 156 143,4 325 2 Quảng cáo DLNB

(Biển quảng cáo, báo chí) 20 3,0 4,0 335 372 13 3 Hội chợ, triển lãm Du lịch 16,5 6,4 12 18 35,3 68,5 13 4 Mạng internet và website 5,8 7,0 10 35,3 20 5 Quà tặng du lịch (móc

khóa, logo, hộp card…) 70 300

Tổng cộng kinh phí xúc tiến du lịch hàng năm

170 46,8 261 151 602,5 919,2 371

58

Theo bảng 2.6, năm 2003, là 170 triệu đồng, trong đó ấn phẩm tài liệu quảng bá chiếm 80%; Năm 2004 là năm đƣợc ngân sách tỉnh cấp kinh phí thấp nhất với 46,8 triệu chủ yếu là dành cho in ấn tập gấp, tờ rơi; Năm 2005, ngân sách tỉnh cấp 261 triệu đồng, trong đó ấn phẩm quảng bá du lịch là 236,2 triệu, chiếm 90%, thiết lập website là 5,8 triệu đồng, chiếm 2,2%; Năm 2006, đƣợc cấp 151 triệu đồng, trong đó ấn phẩm quảng cáo du lịch là 122 triệu đồng, chiếm 80%, Hội chợ triển lãm du lịch là 18 triệu, chiếm 11%, website là 7 triệu đồng, chiếm 4,6%; Năm 2007, ngân sách xúc tiến du lịch tăng lên gấp hai lần với 602,5 triệu đồng, nhƣng biển quảng cáo du lịch tấm lớn là 322 triệu, chiếm 53%, tập gấp, sách hƣớng dẫn du lịch đƣợc cấp 156 triệu đồng, chiếm 25%; Năm 2008, cao nhất với 919,2 triệu đồng, trong đó biển quảng cáo tấm lớn là 358 triệu đồng, ấn phẩm quảng cáo đƣợc cấp 143,4 triệu đồng, hội chợ triển lãm du lịch đƣợc cấp 68,5 triệu đồng, chủ yếu là chi phí thiết kế và giàn dựng gian hàng tại hội chợ triển lãm du lịch Ninh Bình, còn chi phí dành cho hội chợ du lịch các tỉnh bạn chỉ có 18,5 triệu, website đƣợc cấp 35,3 triệu đồng để nâng cấp lần 2; Năm 2009, ngân sách xúc tiến du lịch lại giảm còn 371 triệu đồng, trong đó chủ yếu là để tái bản sách hƣớng dẫn du lịch các loại với 325 triệu đồng, website với 20 triệu đồng, còn lại là báo chí và hội chợ triển lãm du lịch ở các tỉnh bạn.

Việc lựa chọn các công cụ xúc tiến là cần thiết để xây dựng một chƣơng trình xúc tiến điểm đến du lịch hiệu quả. Mỗi công cụ có lợi thế và hạn chế trong những điều kiện và đặc điểm thị trƣờng khác nhau. Tuy nhiên các cơ quan quản lý tài chính, quyết định ngân sách của tỉnh Ninh Bình lại quyết định cấp và phân bổ ngân sách cho các hoạt động xúc tiến chủ yếu theo kinh nghiệm, theo cảm tính, sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên, theo cơ chế “xin cho”. Trong khi đó, việc sử dụng ngân sách xúc tiến lại phải thực hiện theo các hạng mục ngân sách đƣợc cấp.

59

Nhìn chung, với nguồn ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch Ninh Bình còn rất eo hẹp, lại đƣợc cấp và phân bổ theo quyết định của cấp trên, không theo nhiệm vụ xúc tiến hay định hƣớng thị trƣờng, nên đã làm ảnh hƣởng lớn đến việc triển khai các chƣơng trình, xúc tiến du lịch của tỉnh, kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Do đó rất cần phải có các cơ chế chính sách cụ thể hơn về việc cấp, phân bổ và sử dụng ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch hàng năm để đơn vị xúc tiến du lịch chủ động xây dựng và triển khai các chƣơng trình xúc tiến quảng bá du lịch phù hợp với từng thị trƣờng mục tiêu và trọng điểm của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu họat động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đọan 2003 - 2009 (Trang 59 - 61)