Tình hình phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu họat động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đọan 2003 - 2009 (Trang 45 - 54)

Kể từ khi tái lập tỉnh, nhất là từ sau năm 2000 đến nay, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ về cơ sở hạ tầng của Nhà nƣớc, chính sách, định hƣớng ƣu tiên phát triển du lịch, ƣu đãi thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đặc biệt là hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, du lịch Ninh Bình đã có những bƣớc phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao hình ảnh điểm đến Ninh Bình trên thị trƣờng du lịch trong nƣớc và quốc tế. Hằng năm các chỉ tiêu kinh tế của ngành nhƣ lƣợng khách, doanh thu, nộp ngân sách nhà nƣớc đều tăng trƣởng mạnh mẽ.

2.1.2.1. Tình hình phát triển khách du lịch

Trong những năm gần đây, lƣợng khách đến Ninh Bình ngày một tăng. Tốc độ tăng trƣởng cao. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình (bảng 2), trong giai đoạn 2003 – 2009, lƣợng khách đến với Ninh Bình có tốc độ tăng nhanh, từ 739.671 lƣợt khách năm 2003 lên 2.390.905 lƣợt khách năm 2009, tăng gấp 3,2 lần. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn này là 21,5%. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, lƣợng khách đến Ninh Bình tăng đột biến, tốc độ tăng luôn đạt trên 25%.

44

Bảng 2.2. Kết quả phát triển lƣợng khách du lịch đến Ninh Bình 2003-2009 Chỉ tiêu Đvt 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 bình Tr. 1.Tổng số khách du lịch Lƣợt 739.671 877.343 1.021.236 1.869.880 1.518.559 1.900.888 2.390.905 - Tốc độ phát triển % 18,60 16,40 16,23 -18,7 25,18 25,78 21,50 2.Khách quốc tế Lƣợt 218.805 287.900 329.847 375.017 457.920 584.400 601.785 - Tốc độ phát triển % 28,78 14,56 13,69 22,1 27,62 2,97 18,36 3. Khách nội địa Lƣợt 520.866 589.443 691.389 811.971 1.060.639 1.316.488 1.789.120 - Tốc độ phát triển % 13,10 17,20 17,40 30,60 24,12 35,90 22,83

Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình [13, 14, 15] - Cục Thống kê Ninh Bình [1] a. Khách du lịch quốc tế

Cơ cấu khách cũng có sự thay đổi rõ nét. Khách quốc tế đến Ninh Bình chiếm từ khoảng 25-30% tổng lƣợng khách. Tốc độ tăng trƣởng lƣợng khách quốc tế đến Ninh Bình giai đoạn 2003-2009 cũng khá cao. Năm 2003, Ninh Bình mới đón đƣợc 218.805 lƣợt khách quốc tế, thì đến năm 2009 đón đƣợc 601.785 lƣợt khách quốc tế, tăng gần gấp 3 lần, đƣa mức tăng trƣởng bình quân giai đoạn này đạt 18,36%.

45

Ninh Bình là thị trƣờng nhận khách chủ yếu của Hà Nội, nên đặc điểm nguồn khách quốc tế cũng giống nhƣ các tỉnh, thành phố trong vùng du lịch Bắc bộ.

Theo kết quả điều tra, trong tổng số các công ty du lịch, lữ hành đƣợc hỏi về thị trƣờng khách quốc tế đƣa đến Ninh Bình, 93,8% là thị trƣờng khách Tây Âu (Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan), 65,6% là thị trƣờng khách Úc và Niu Di lân, 50% là thị trƣờng Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc) và 21% là thị trƣờng Đông Nam Á (ASEAN). Trong giai đoạn 2003-2009, Tây Âu vẫn là thị trƣờng khách quốc tế trọng điểm của Ninh Bình, kể cả khách đi theo tour và khách tự tổ chức (FIT). Bên cạnh đó thị trƣờng khách Đông Bắc Á – Thái Bình Dƣơng và ASEAN đang có xu hƣớng tăng nhanh. Khách đến Ninh Bình chủ yếu là khách đi theo chƣơng trình du lịch một ngày từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, sau khi đi thăm quan các điểm du lịch tại Ninh Bình lại lên xe trở về Hà Nội hoặc đi tiếp các tỉnh khác, tỷ lệ khách lẻ hoặc khách đi theo tour ở lại Ninh Bình còn khá thấp. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỷ lệ khách quốc tế lƣu trú tại Ninh Bình chỉ chiếm khoảng từ 15-20% trên tổng lƣợng khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình. Mục đích đi du lịch của khách quốc tế đến Ninh Bình chủ yếu là thăm quan du lịch thuần túy.

b. Khách du lịch nội địa

Lƣợng khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng lƣợng khách đến Ninh Bình, bình quân giai đoạn 2003-2009 đạt trên 65%. Khách du lịch nội địa vẫn là thị trƣờng khách chính của Ninh Bình. Năm 2003, lƣợng khách nội địa đến Ninh Bình mới đạt 520.866 lƣợt khách, thì con số này đã tăng kỷ lục gấp 3,4 lần vào năm 2009 với 1.789.120 lƣợt khách, tăng 35,9% so với năm 2008, đƣa tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm trong suốt giai đoạn 2003-2009 đạt 22,83%. Đây là mức tăng trƣởng rất cao so với các tỉnh

46

trong vùng du lịch Bắc bộ. Có đƣợc sự tăng trƣởng này là do lƣợng khách đổ về thăm quan, chiêm bái quần thể hang động tràng An và khu văn hóa tâm linh chùa Bái Đính, là điểm du lịch sinh thái hang động kết hợp với tín ngƣỡng tâm linh mới đƣợc đầu tƣ và đƣa vào khai thác từ đầu năm 2008.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Ninh Bình 2003-2009

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, đối tƣợng khách du lịch nội địa đến Ninh Bình trong thời gian vừa qua chủ yếu vẫn là khách tham quan du lịch thuần túy, học tập nghiên cứu và khách công vụ, dự hội nghị, hội thảo tại Ninh Bình kết hợp đi tham quan, hoặc trên đƣờng đi công tác qua Ninh Bình tham quan một số điểm du lịch. Đúng nhƣ kết quả điều tra của tác giả, 62,6% các công ty đƣợc hỏi cho biết thị trƣờng khách đến Ninh Bình của họ là khách công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên với mục đích du lịch thuần túy khách hội, tiếp đến là khách nghị, hội thảo (MICE) với 46,9%. Bên cạnh đó, đối tƣợng khách là học sinh, sinh viên cũng chiếm một tỷ lệ khá cao (18,8%), tập trung chủ yếu vào kỳ nghỉ hè, mùa thu và các dịp lễ hội (Trƣờng Yên, Bái Đính, Thái Vi). Có đặc điểm tƣơng tự với thị trƣờng khách quốc tế, khách du lịch trong nƣớc thƣờng đi theo chƣơng trình du lịch của các công ty (63,9%), thời gian tham quan tại Ninh Bình ngắn (trong ngày chiếm 70,1%, 2

47

ngày chiếm 22%), ít sử dụng các dịch vụ lƣu trú, ăn uống, mua sắm hàng lƣu niệm, nên mức chi tiêu thấp. Nguyên nhân cơ bản là do Ninh Bình còn thiếu các cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm, đặc biệt là cơ sở lƣu trú chất lƣợng cao từ 3 sao trở lên.

2.1.2.2. Doanh thu du lịch và đóng góp của du lịch vào ngân sách địa phương

Tổng doanh thu thuần túy du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trƣởng tƣơng đối cao. Năm 2003, doanh thu thuần du lịch (không tính doanh thu xã hội) là 41,612 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên gấp 6 lần đạt mức 250,134 tỷ đồng, đƣa tốc độ tăng trƣởng trung bình giai đoạn 2003-2009 đạt 35%. Tuy nhiên theo bảng 2.3 ta thấy, nếu lấy tổng doanh thu thuần túy du lịch chia cho tổng lƣợng khách hàng năm giai đoạn 2003-2009, thì doanh thu bình quân trên một lƣợt khách (gồm cả khách quốc tế và nội địa) đến Ninh Bình còn rất khiêm tốn, năm 2003, doanh thu trên một lƣợt khách là 56,2 nghìn đồng, mặc dù đã tăng lên gấp 2 lần vào năm 2009, đạt 105,4 nghìn đồng/lƣợt khách. Nguyên nhân chủ yếu làm doanh thu du lịch thấp là do chi tiêu của khách du lịch còn thấp. Nó phản ánh đúng thực trạng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch Ninh Bình còn nghèo nàn, đơn điệu, vẫn thiếu vắng các dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở lƣu trú chất lƣợng cao, nên chƣa làm gia tăng thời gia lƣu lại cũng nhƣ chi tiêu của khách du lịch.

Cùng với sự tăng trƣởng về doanh thu thuần du lịch, đóng góp của du lịch vào ngân sách địa phƣơng cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Nộp ngân sách nhà nƣớc liên tục tăng, năm 2003 là 4,5 tỷ đồng, đến năm 2009 là 25 tỷ đồng, tăng 54,7% so với năm 2008, đƣa tốc độ tăng trƣởng nộp ngân sách nhà nƣớc của ngành du lịch Ninh Bình giai đoan 2003-2009 đạt 33%.

48

Bảng 2.3. Doanh thu du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003-2009

Chỉ tiêu Đvt 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 bình Tr. 1. Tổng doanh thu du lịch Triệu đồng 41612 51000 63177 87977 109012 162100 250134 - Mức tăng trƣởng % 22,5 23,8 39,2 23,9 48,70 54,3 35,0 - Doanh thu du lịch/lƣợt khách Nghìn đồng 56,2 58,1 61,8 74,1 71,8 85,3 105,4 2. Nộp ngân sách Triệu đồng 4500 6060 7463 8633 10511 16150 25000 - Mức tăng trƣởng % 34,6 23,1 15,5 21,7 53,6 54,7 33,0 - Tỷ trọng nộp ngân sách/tổng thu ngân sách tỉnh % 1,3 1,2 1,3 0,98 0,92 0,8 1,0

Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình [13, 14, 15] - Cục Thống kê Ninh Bình [1]

Qua bảng 2.3 ta thấy, nếu so với tổng thu ngân sách nhà nƣớc của tỉnh thì nộp ngân sách nhà nƣớc của ngành du lịch mới chỉ chiếm tỷ trọng trên dƣới 1%, tỷ lệ nộp ngân sách của ngành du lịch trong 3 năm gần đây còn có xu hƣớng giảm nhẹ, cho đến năm 2009 mới tăng trở lại. Nhƣ vậy, hiệu quả hoạt động của ngành du lịch Ninh Bình nhìn chung còn thấp trong nền kinh tế địa phƣơng. Để nâng cao đóng góp của du lịch đối với nền kinh tế địa phƣơng thì cần phải đầy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và đặc biệt là công tác xúc tiến quảng bá thu hút khách đến với Ninh Bình.

2.1.2.3. Tình hình phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

a. Về cơ sở lưu trú du lịch (CSLT): Ngành du lịch Ninh Bình cũng không ngừng thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu lƣu trú của khách du lịch quốc tế và nội địa đến Ninh Bình ngày càng đông trong thời gian vừa qua. Số lƣợng các khách sạn,

49

nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lƣợng, quy mô và phƣơng thức hoạt động.

Bảng 2.4. Tình hình phát triển CSLT tại Ninh Bình giai đoạn 2003-2009

Hạng mục 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số CSLT 45 60 76 86 95 104 125 Tổng số phòng 626 815 1.051 1157 1348 1589 1690 Tổng số giƣờng 1064 1468 1742 1933 2213 2639 2854 Số CSLT 1-2 sao 5 6 8 9 11 21 25 Số phòng 1-2 sao 196 243 283 298 359 709 800

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch [13, 14, 15]

Theo bảng 2.4. tính đến 30/12/2009, toàn tỉnh Ninh Bình có 108 cơ sở lƣu trú với 1690 phòng nghỉ, trong đó chỉ có 25 cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng từ 1-2 sao với hơn 800 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ năm 2003 đến 2009, hàng năm có từ 10-15 CSLT đƣợc đầu tƣ xây mới và đƣa vào hoạt động. Tốc độ tăng trƣởng cơ sở lƣu trú bình quân giai đoạn này tuy chƣa cao, nhƣng cơ cấu, loại hình, chất lƣợng cơ sở lƣu trú đã có sự thay đổi đáng kể. Năm 2003, mới chỉ có 5 CSLT đạt tiêu chuẩn 1-2 , nhƣng đến năm 2009, con số này đã tăng lên gấp 5 lần, chất lƣợng phòng và phục vụ của các CSLT này cũng không ngừng đƣợc cải thiện.

Nhìn chung, do Ninh Bình có quy hoạch phát triển du lịch của toàn tỉnh từ rất sớm, nên đã phân bổ khá đồng đều việc phát triển các cơ sở lƣu trú cho các khu du lịch, đã đáp ứng đƣợc nhu cầu nghỉ lại của khách du lịch, đặc biệt là lƣợng lớn khách nội địa đổ về khu du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính mới đƣợc khai trƣơng giai đoạn I. Nhƣng với chất lƣợng phòng, chất lƣợng dịch vụ còn thấp, thiếu ổn định, đội ngũ nhân viên các CSLT còn yếu và thiếu, loại hình dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu nên chƣa đáp ứng và thu hút đƣợc thị trƣờng khách có khả năng chi trả cao lƣu lại Ninh Bình. Điều này có thể lý giải tại sao có nhiều đoàn khách quốc tế cao cấp chỉ đi thăm quan

50

một vài điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình trong ngày rồi quay về hoặc đi tiếp tới các tỉnh khác (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa...)

b. Về cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí

- Tổng số cơ sở dịch vụ ăn uống năm 2009, tính cả các cơ sở lƣu trú có cung cấp dịch vụ ăn uống, toàn tỉnh Ninh Bình có 4715 cơ sở, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2005. Phần lớn các cơ sở dịch vụ ăn uống tập trung ở thành phố Ninh Bình và các khu, điểm du lịch nhƣ Tam Cốc – Bích Động, Vân Long, Cúc Phƣơng, Tràng An, chùa Bái Đính... . Sự gia tăng nhanh chóng về số lƣợng, chất lƣợng và quy mô các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã đáp ứng đƣợc nhu cầu ăn uống, thƣởng thức ẩm thực, đặc sản địa phƣơng nổi tiếng của Ninh Bình nhƣ thịt dê, cơm cháy, nem Yên Mạc, rƣợu Kim Sơn... Tuy nhiên sự bùng nổ các cơ sở dịch vụ ăn uống trong 3 năm gần đây cũng là tạo ra các vấn đề nổi cộm về chất lƣợng dịch vụ không đồng đều, nguồn cung cấp nguyên liệu khan hiếm, giá cả không ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, nhiều nhà hàng còn bán hàng không đúng với quảng cáo, “chặt chém khách”...

- Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí tính đến hết năm 2009, toàn tỉnh có 252 cơ sở. Nhìn chung còn khá đơn điệu, chủ yếu là các dịch vụ café, karaoke, phòng tranh... Do đó khách du lịch lƣu trú tại Ninh Bình buổi tối chỉ đƣợc giới thiệu đi dạo phố, uống café hay đi hát karaoke rồi quay về khách sạn nghỉ. Đây cũng là yếu điểm làm giảm khả năng cạnh tranh và thu hút của Ninh Bình so với các điểm đến khác. Tình trạng thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí đã làm giảm khẳ năng kéo dài thời gian lƣu trú cũng nhƣ tăng chi tiêu của khách. Do đó đòi hỏi ngành du lịch Ninh Bình cần tiếp tục có kế hoạch và giải pháp thu hút, tăng cƣờng đầu tƣ vào các dịch vụ vui chơi, giải trí thì mới thúc đẩy khách ở lại dài ngày hơn, tiêu nhiều tiền hơn.

51

c. Về nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch ngày càng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Năm 2003, du lịch Ninh Bình đã tạo ra việc làm cho 5620 ngƣời, trong đó có 470 lao động làm việc ở các phòng ban chuyên môn quản lý nhà nƣớc về du lịch,, các đơn vị quản khu, điểm du lịch của ngành, còn lại 5150 lao động trực tiếp ở các khu du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Hầu hết số lao động làm việc tại các khu, điểm du lịch là những lao động nông thôn, làm công việc chở đò, chụp ảnh, điều khiển xe bò, xe châu và bán hàng lƣu niệm. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến năm 2009, số lao động làm du lịch của Ninh Bình đã đạt con số 8611 ngƣời, trong đó có 220 có trình độ đại học, cao đẳng, đặc biệt lực lƣợng lao động có thể giao tiếp 1 trong 3 ngoại ngữ Anh, Pháp và Trung đã tăng lên đáng kể, đạt con số 411 ngƣời.

Xác định nguồn nhân lực là một trong những yếu tố qua trọng hàng đầu mang tính quyết định trong tiến trình phát triển du lịch của tỉnh. Trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình đã phối hợp với các cơ sở đào tạo có uy tín về du lịch nhƣ Khoa du lịch học – Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Khoa Du lịch Trƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu họat động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đọan 2003 - 2009 (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)