Thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 44 - 47)

Thanh toán quốc tế thực chất gồm 2 nghiệp vụ là tài trợ thương mại nhập khẩu và chuyển tiền quốc tế. Từ chỗ các giao dịch thanh toán quốc tế phát sinh chủ yếu phục vụ các giao dịch nhập khẩu của giao dịch mà BIDV tài trợ cho vay, dần dần các giao dịch ngày càng đa dạng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cho đến nay, hoạt động của BIDV đã có bước phát triển đáng kể theo hướng ngày càng gần với các chuẩn mực quốc tế.

đại lý trên thế giới, BIDV đã có các hợp đồng kiều hối có hiệu quả như: hợp đồng với các ngân hàng tại thị trường tiềm năng như Metropolitan Bank ở Đài Loan, Korea Exchange Bank ở Hàn Quốc, VID Public Bank từ Malaysia, hợp đồng với các công ty được phép chi trả kiều hối như VINA Mỹ, Công ty tốc hành toàn cầu, đại lý của WESTERN UNION thông qua Ngân hàng ACB.

Đến năm 2007, BIDV đã thiết lập và duy trì quan hệ dại lý với hơn 1000 ngân hàng trên thế giới tại 85 quốc gia. Với mạng lưới quan hệ đại lý, BIDV trở thành địa chỉ tin cậy cho các ngân hàng nước ngoài để thực hiện quan hệ thanh toán, tín dụng, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp trong quan hệ đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu vào Việt Nam.

Dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV đã được biết đến không chỉ là thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ thông qua hình thức tín dụng chứng từ, nhờ thu, bảo lãnh mà còn được biết đến bời những sản phẩm như thanh toán biên mậu, thanh toán CAD (Cash Against Document), mua bán thanh toán séc du lịch, phát hành séc thanh toán ngân hàng (Bank Draft)

Trong những năm qua, BIDV liên tục cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao tiện ích phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế:

Năm 2001 Nâng cấp lên chương trình T5 có khả năng két nối với hệ thống thanh toán quốc tế, hỗ trợ và ứng dụng cao hơn nâng cao hiệu quả hoạt động.

Năm 2003: Triển khai dự án hiện đại hoá đã đáp ứng đựơc hầu hết các loại hình giao dịch ngân hàng hiện đại theo mô hình giao dịch một cửa, tập trung tài khoản và thông tin khách hàng, xử lý trực tuyến. Là một cấu phần trong hệ thống SIBS, phân hệ Tài trợ thương mại hỗ trợ xử lý thực hiện nghiệp vụ TTQT và bảo lãnh ngân hàng như nghiệp mở và thanh toán thư tín dụng, nghiệp vụ phát hành bảo lãnh nhận hàng, thông báo và thanh toán nhờ thu….

Năm 2004: BIDV tham gia và trở thanh thành viên chính thức của SWIFT TTQT không chỉ là một kênh thanh toán mà còn là một kênh huy động vốn, kênh tín dụng hỗ trợ cho tín dụng ngắn hạn, tín dụng dài hạn và mở rộng

quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, phục vụ các doanh nghiệp XNK, tăng thu nhập cho ngân hàng.

Thị trường và mặt hàng xuất nhập khẩu: Mặt hàng xuất nhập khẩu thanh toán qua BIDV chiếm tỷ trọng tương đối lớn trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Khách hàng giao dịch TTQT của BIDV rất đa dạng cả về quy mô kinh doanh và ngành nghề, trong đó ngành nghề chiếm tỷ trọng thanh toán lớn nhất là dầu thô, xăng dầu, thuỷ sản, dệt may, than, cà phê...

Tại BIDV, hoạt động TTQT được thực hiện chủ yếu bởi 03 phương thức: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. Sau đây là kết quả cụ thể của từng phương thức:

Bảng 2.9: Thanh toán quốc tế 2005-2007

Đơn vị: Tỷ USD

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ %

Doanh số thanh toán XK 4,87 100% 6,97 100% 9,37 100% Thư Tín dụng 1,56 32% 2,3 33% 1,5 16% Nhờ thu 0,34 7% 0.28 4% 0,18 2% Chuyển tiền 2,97 61% 4,39 63% 7,69 81% Doanh số thanh toán NK 7,41 100% 9,41 100% 8,58 100% Thư Tín dụng 4,53 61% 5,45 58% 5,15 60% Nhờ thu 0,29 4% 0,47 5% 0,3 3% Chuyển tiền 2,59 35% 3,49 37% 3,18 37%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu của NHĐT&PTVN)

Năm 2007, thanh toán hàng xuất khẩu theo L/C đạt 1,5 tỷ USD, nhờ thu đạt 0,18 tỷ USD. Như vậy trong năm 2007, tỷ lệ thanh toán bằng thư tín dụng L/C và nhờ thu đã giảm cả về trị giá (giảm gần 1tỷ USD) và tỷ lệ phần trăm (từ 37% xuống còn 18%) trong tổng thanh toán hàng xuất nhập khẩu, thanh toán bằng chuyển tiền lại tăng lên chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Trong thanh toán hàng nhập khẩu, thư tín dụng vẫn là phương thức được sử dụng nhiều nhất, chiếm 60%, phương thức chuyển tiền được ưa chuộng thứ hai (37%) và nhờ thu vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 3%.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w