Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 71 - 73)

c. Trung tâm thẻ BIDV hiện nay có 03 phòng: Phòng phát triển sản

3.2.1.2. Nguồn nhân lực

Để có thể vận hành mô hình tổ chức hoạt động thì không thể thiếu một đội ngũ cán bộ có trình độ tương xứng. Con người là nhân tố quyết định sự phát triển, là trung tâm của mọi hoạt động. Do đó, công tác quản trị nguồn nhân lực phải được đầu tư thích đáng, được coi là nhiệm vụ thường xuyên của ngân hàng.

Về đối tượng đào tạo: nguồn nhân lực thanh toán cần được chú trọng

theo cả 2 hướng:

- Cán bộ lãnh đạo quản lý: Cán bộ quản lý cần có năng lực cao không chỉ trong nghiệp vụ tài chính – ngân hàng mà còn phải có sự hiểu biết và tầm nhìn rộng về CNTT, về công nghệ ngân hàng. Có thể xem đây là chiến lược dài hạn trong bộ máy tổ chức nhân sự song đó chính là yêu cầu cấp thiết cho các ngân hàng để cạnh tranh hiệu quả trong tình hình hiện tại.

- Đội ngũ nhân viên tác nghiệp: ngoài khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp tốt, độ nhạy bén cao trong việc tiếp thị, các nhân viên tác nghiệp cần phải được chuẩn hoá thông qua các chương trình đào tạo thường xuyên. Tầm quan trọng về CNTT của đội ngũ nhân viên tác nghiệp được đề cao tối đa do các thao tác về nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên tác nghiệp đa phần là sử dụng những ứng dụng về CNTT và những thao tác này phần lớn diễn ra trước sự chứng kiến của khách hàng (tại quầy) hoặc đảm bảo cho các giao dịch thanh toán của khách hàng diễn ra nhanh chóng (qua các phương tiện điện tử. đường dây nóng…)

Về loại hình đào tạo:

- Đào tạo cơ bản đối với cán bộ mới tuyển dụng, cán bộ mới từ nghiệp vụ khác chuyển sang

- Đào tạo nâng cao đối với cán bộ nghiệp vụ có trình độ và thời gian công tác nhất định chủ yếu nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp, trình độ xử lý các tình huống nghiệp vụ.

- Đào tạo chuyên sâu: mỗi nghiệp vụ ngân hàng nên chia thành cấp độ chuyên sâu khác nhau như các dịch vụ thanh toán truyền thống, các dịch vụ thanh toán điện tử hiện đại, các kênh thanh toán trong mỗi loại lại phân chia nhỏ thành nhóm các dịch vụ nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Ngoài ra cần phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tiếp cận thị trường, trang bị tốt kiến thức về marketing. khả năng giao tiếp với khách hàng. tập huấn các văn bản chế độ mới liên quan tới ngân hàng bởi dưới con mắt của khách hàng, nhân viên giao dịch là hình ảnh. là người quyết định mới quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng. Chất lượng dịch vụ mà họ nhận được có sự đóng góp rất to lớn từ thái độ phục vụ, kiến thức, kinh nghiệm làm việc của nhân viên ngân hàng. Được trang bị đầy đủ kiến thức, nhân viên ngân hàng mới có khả năng nắm bắt được tình hình kinh doanh của khách hàng từ đó có khả năng tư vấn cho khách hàng tốt hơn.

Về hình thức đào tạo:

- Đào tạo tại chỗ

- Đào tạo tại các trường đại học. học viện bằng việc liên kết với các tổ chức này tổ chức các khoá đào tạo

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tại nước ngoài.

Ngoài việc tập trung công tác đào tạo nguồn nhân lực, BIDV cần có chính sách đãi ngộ cán bộ tương xứng thông qua hình thức lương, thưởng, động viên... nhằm tránh tình trạng “chảy máu chất xám” ra các NHTMCP, NHLD, các công ty chứng khoán...

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w