- Nhóm gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp: (hệ thống chi nhánh, Hệ thống ATM, POS, Kios Banking )
3.2.5. Đẩy mạnh công tác marketing dịch vụ thanh toán
Hiện nay, BIDV chưa có phòng/Ban Marketing riêng và hoạt động marketing vẫn chưa được chú trọng thỏa đáng. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, các chi nhánh của BIDV sẽ rất khó khăn trong quá trình tìm kiếm khách hàng. Vì vậy, BIDV cần hình thành bộ phận marketing chuyên trách với một chiến lược Marketing nhằm mục tiêu cuối cùng thỏa mãn tối đa nhu cầu của nhóm khách hàng, cạnh tranh với đối thủ để thu lợi nhuận nhiều
nhất cho ngân hàng mình. Cụ thể:
- Với mục tiêu “ Giành lấy thị phần thanh toán lớn nhất với chất lượng thanh toán tốt nhất theo phương châm phục vụ toàn bộ thị trường nhưng theo chiến lược marketing có phân biệt trong lĩnh vực thanh toán” nên việc xác định thị trường hiện tại và tương lai cho các dịch vụ thanh toán là rất cần thiết. Việc này phải được thực hiên từ trước khi cho ra đời một sản phẩm mới. BIDVcó thể điều tra, thăm dò bằng nhiều hình thức về thị hiếu,nhu cầu của khách hàng, về thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh... Như vậy, các sản phẩm mới của BIDV càng có tính khả thi cao càng thỏa mãn nhu cầu nhóm người sử dụng.
Ngoài ra, nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng cung cấp công tác kế hoạch hóa sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ thích hợp với từng giai đoạn phát triển để khai thác tốt nhất thị trường với hiệu quả cao nhất
-Tăng cường các hình thức tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc phát tờ rơi để khách hàng biết được sự tiện lợi khi sử dụng các dịch vụ thanh toán cũng như các dịch vụ ngân hàng khác do BIDV cung cấp dưới các hình thức như:
+Quảng cáo trực tiếp: cử cán bộ tiếp cận tới các cơ quan. các Tổng công ty. các bệnh viện lớn. trường học. các doanh nghiệp. các khu đô thị. khu dân cư... để tiếp thị sản phẩm dịch vụ. đồng thời hướng dẫn giới thiệu sử dụng các dịch vụ thanh toán.
+In tờ rơi và các bản quảng cáo dịch vụ gửi tới địa chỉ của khách hàng. +E-marketing tuy chi phí tốn kém nhưng lợi ích thu về được trong tương lai rất lớn. Sử dụng tốt công cụ E-marketing là cách giúp ngân hàng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường: đăng tải các thông tin mới nhất lên website http://bidv.com.vn sử dụng các hình thức quảng cáo qua email, đặt băng quảng cáo trong các bản tin được gửi đi từ website; đăng quảng cáo trên
các website được nhiều người truy cập...
-Áp dụng các hình thức chăm sóc khách hàng nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết với ngân hàng như: tặng quà định kỳ, khuyến mại hoặc ưu đãi về phí, chức năng chương trình trong sử dụng các dịch vụ thanh toán mới trên cơ sở việc sử dụng thường xuyên các dịch vụ cũ....
Nếu điều kiện cho phép, BIDV có thể tổ chức hội nghị khách hàng, trao giải thưởng cho những khách hàng có ý kiến, đề xuất hay nhất cho hoạt động ngân hàng. Đây là những ý kiến đóng góp xuất phát từ mối quan hệ giữa khách hàng - ngân hàng và nhu cầu của chính khách hàng. BIDV có thể có được nhiều ý tưởng mới lạ, hiệu quả do chính khách hàng gợi ý. Đồng thời qua những buổi hội nghị, BIDV có thể thông tin đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ mới, thông báo các quy chế mới của Nhà nước, ngành, BIDV liên quan đến khách hàng.
- Áp dụng hình thức khuếch trương đặc biệt qua giao tiếp, trao đổi thông tin trong việc tiếp thụ sản phẩm và dịch vụ mới của người sử dụng. Đây là cầu nối để cung-cầu gặp nhau. Trước khi tung ra một loại hình thanh toán mới, nhất thiết nên tổ chức thành lập các nhóm người sử dụng tiên phong và tận dụng sự lan truyền dư luận và hệ thống truyền thông để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ này. Chẳng hạn, để đưa vào sử dụng thẻ thông minh thì có thể bắt đầu bằng một cuộc thảo luận công khai về các chức năng cần có của thẻ này để người ta biết được về sự tồn tại và ứng dụng của nó. Đối với việc phân phối các sản phẩm thanh toán mới, một chiến lược marketing thông thường có hiệu quả là đưa thẻ này trước tiên đến tay người có nhu cầu sử dụng nhiều nhất, thường là doanh nhân. Đây là những hạt nhân của sự “lây lan” dư luận xã hội, tạo điều kiện tốt cho sự học hỏi từ xã hội diễn ra. Để kích thích quá trình học hỏi này thì việc sử dụng loại dịch vụ mới cần phải diễn ra thường xuyên và công khai và triển
khai các chức năng theo một trật tự nhất định.
- Đẩy mạnh hoạt động tài trợ: hoạt động tài trợ là một hoạt động có ý nghĩa với ngân hàng và công chúng, được nhiều ngân hàng sử dụng như một giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh. Hoạt động tài trợ có ý nghĩa tăng cường sự hiểu biết của khách hàng về ngân hàng; thu hút sự chú ý của công chúng; nâng cao uy tín và hình ảnh ngân hàng; là cơ hội để ngân hàng lựa chọn nguồn nhân lực phù hợp; thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ... Trong thời gian tới. BIDV cần quan tâm đến hoạt động này, lựa chọn hình thức phù hợp với quy mô và năng lực của BIDV, lựa chọn thời điểm thực hiện thích hợp để hoạt động tài trợ trở thành một đòn bẩy khuyến khích người dân và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng dịch vụ thanh toán qua BIDV.