c. Trung tâm thẻ BIDV hiện nay có 03 phòng: Phòng phát triển sản
3.2.2. Thiết kế sản phẩm đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán
thanh toán
Chiến lược tổng thể của toàn ngân hàng là chiến lược thực sự coi khách hàng là tâm điểm. Một khách hàng cá nhân từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và về hưu đều có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Tương tự, các doanh nghiệp cũng có những đặc điểm về sự hình thành phát triển, về ngành nghề kinh doanh, về quy mô hoạt động, về phương thức tổ chức sản xuất và quản lý tài chính...cũng có nhu cầu về dịch vụ thanh toán với các sản phẩm chuyên nghiệp. Do vây, BIDV cần xác định rõ việc đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu trước mắt và lâu dài của khách hàng để thiết kế các sản phẩm thanh toán là một rất yêu cầu đặc biệt quan trọng.
- BIDV cần hoàn thiện các sản phẩm thanh toán truyền thống kết hợp phát triển các sản phẩm thanh toán hiện đại nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm. Kết hợp dịch vụ thanh toán với các nghiệp vụ khác của ngân hàng như dịch vụ huy động vốn, tín dụng, đầu tư và ngoại hối dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán tiên tiến để cung ứng cho khách hàng nhiều tiện ích trọn gói, vừa thoả mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời tăng thu dịch vụ cho ngân hàng.
- Nghị định 20/TTg CP về việc các công chức được trả lương qua tài khoản là một cơ hội thuận lợi cho các ngân hàng trong đó có BIDV tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng. Nhằm thu hút, khuyến khích các cá nhân mở tài khoản, BIDV cần đa dạng loại hình tài khoản tiền gửi thanh toán với những tiện ích: phân tầng lãi suất theo số dư tiền gửi, chuyển vốn tự động thanh toán gốc, lãi vay, được phép thấu chi, thanh toán bằng thẻ....
- BIDV cần kết hợp linh hoạt và khai thác triệt để các tiện ích của các phương thức thanh toán vốn hiện có tạo nên các dịch vụ thanh toán mới, cung cấp cho nhiều đối tượng khách hàng. Dịch vụ Internet Banking, Mobile
Banking mới dừng lại ở chức năng vấn tin đơn thuần; dịch vụ thanh toán lương tự động mới vận hành ổn định, hạch toán tự động với những khoản mà đơn vị hưởng thuộc hệ thống BIDV.
Với các tiện ích đa năng, danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú thì sẽ dịch vụ thanh toán của BIDV mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng khách hàng, khuyến khích các thành phần kinh tế dịch vụ và hạn chế sử dụng tiền mặt trong thương mại.
Cụ thể:
Đối với thanh toán trong nước:
- Phương tiện thanh toán bằng séc hiện nay mới chỉ được khách hàng doanh nghiệp áp dụng. Vì vậy, triển khai và mở rộng cung ứng séc cho các khách hàng doanh nghiệp một cách phổ biến và khách hàng cá nhân có thu nhập cao là một giải pháp quan trọng. Bên cạnh đó. BIDV cần phối hợp với một số hệ thống ngân hàng cho phép giao dịch gửi và rút tiền ở bất kỳ điểm giao dịch nào. Mặt khác, cần triển khai thanh toán bù trừ séc giữa các hệ thống ngân hàng trong phạm vi cả nước, trước mắt thử nghiệm ở các thành phố lớn có điều kiện tốt như Hà nội, Hải Phòng, TP HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế...
- Hình thức thanh toán UNT thực tế chiếm tỷ lệ không đáng kể so với các phương tiện thanh toán khác vì các doanh nghiệp đang duy trì một bộ máy thu tiền mặt. Để đẩy mạnh việc thanh toán qua UNT, đối với khách hàng bên mua BIDV cần tăng cường hợp đồng dịch vụ thanh toán với các đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ và mở rộng các hình thức thanh toán thích hợ, lưu ý sử dụng công nghệ mới cho các dịch vụ này để tăng cường sự tiện lợi và hiệu quả cho khách hàng.
- Đối với các hình thức thanh toán khác như: hối phiếu, lệnh phiếu, thư tín dung nội địa hiện chưa thực sự đi vào cuộc sống và trở thành công cụ thanh toán phổ biến của các doanh nghiệp, tiểu thương. Trong thời gian tới,
BIDV cần xây dựng các quy trình, quy định cụ thể về việc hướng dẫn triển khai dịch vụ thanh toán trên cũng như quy định cụ thể hướng dẫn hạch toán.
- Hiện tại, do thói quen hình thành từ lâu năm tại ngân hàng, bù trừ vẫn là phương thức thanh toán được sử dụng khá phổ biến tại một số chi nhánh BIDV. Tuy nhiên đây lại là kênh thanh toán xử lý chứng từ thủ công nhất và mất nhiều thời gian để hoàn thành lệnh thanh toán nhất. Do vậy, BIDV cần tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng các kênh thanh toán khác như: thanh toán song biên. thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Đối với thanh toán quốc tế:
Cạnh tranh trong lĩnh vực TTQT giữa các NHTMVN và một số NH nước ngoài tại Việt Nam ngày càng gay gắt. BIDV muốn phát triển thị phần thanh toán quốc tế thì cần đa dạng hoá các danh mục sản phẩm. Đây là yêu cầu quan trọng để thu hút khách hàng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập hứa hẹn hoạt động ngoại thương sẽ rất phát triển. Ngoài các phương thức thanh toán quen dùng như phương thức L/C miễn truy đòi, L/C có xác nhận, L/C dự phòng, BIDV cần nghiên cứu phải nghiên cứu áp dụng các phương thức khác như L/C giáp lưng, L/C điều khoản đỏ.…
Bên cạnh đó BIDV cần triển khai mở rộng nghiệp vụ Bao Thanh toán. tiến tới tổ chức nhiều nghiệp vụ khác nữa nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động Thanh toán quốc tế.
Đối với thanh toán thẻ:
Hiện nay BIDV chưa trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế, hiện chỉ là đại lý thanh toán cho VISA. Do vậy việc mở rộng hoạt động đại lý thanh toán và phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là nhiệm vụ trước mắt của Trung tâm thẻ BIDV nhằm tăng nguồn thu phí dịch vụ từ sản phẩm thẻ này.
Ngân hàng cần nghiên cứu việc phát hành thẻ liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp như: bảo hiểm, bưu điện, xăng dầu, hàng không, các trung tâm thương mại, siêu thị lớn....Việc phát hành loại thẻ này mang lại lợi
ích thêm cho các bên liên quan và khách hàng. Ví dụ: BIDV liên kết với Tập đoàn bán lẻ G7- Mart cho phát hành thẻ BIDV- G7 Mart.
BIDV nghiên cứu gia tăng các tiện ích của thẻ: chuyển tiền gửi tiết