Thanh toán bằng L/C là hình thức phổ biến hiện nay trong TTQT. Đây là sản phẩm chủ yêu của BIDV. Với vai trò là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, đây thực chất là sự thỏa thuận giữa BIDV với ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, đảm bảo người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền hàng khi người
hưởng lợi L/C thực hiện việc giao hàng và xuất trình tới NH bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C quy định. Với vai trò là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, BIDV sẽ thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được BIDV mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Thanh toán L/C thường được sử dụng khi hai bên mua, bán chưa thật sự tin tưởng nhau.
Trong thanh toán hàng xuất khẩu, phương thức thư tín dụng chiếm khoảng 32%, 33% và 16% trong các năm 2005,2006, 2007. Trong thanh toán hàng nhập khẩu, tỷ lệ này tương ứng là 61%, 58%, 60%. Thực trạng trên là do phía doanh nghiệp VN thường dễ dãi chấp nhận yêu cầu của phía đối tác nước ngoài. Khi doanh nghiệp VN nhập hàng, phía nước ngoài thường yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải mở L/C để ràng buộc trách nhiệm thanh toán của NH, để tăng an toàn cho họ, do đó trong thanh toán hàng nhập, phương thức L/C được sử dụng chủ yếu. Tuy nhiên, khi Việt Nam xuất hàng, do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều uy tín, tên tuổi trên thị trường quốc tế nên thường phải chấp nhận thanh toán theo phương thức chuyển tiền (81%), còn thanh toán theo thư tín dụng chỉ có mức 18%.
2.2.4.Thực trạng thanh toán thẻ
Nhận thức được sự quan trọng của hệ thống ngân hàng tự động, BIDV đã tập trung để phát triển mạng lưới ATM, không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động nâng số lượng máy, không ngừng cập nhật các tiện ích. Mạng lưới ATM góp phần giảm tải các giao dịch tại quầy,
Năm 2002, BIDV bắt đầu triển khai dịch vụ ATM đầu tiên. Lúc này, BIDV mới có 12 máy ATM, phát hành hơn 6.000 thẻ, doanh số đạt gần 50 tỷ đồng. Tuy nhiên thời gian đầu trong công nghệ ngân hàng chưa đổi mới dịch vụ thẻ ATM mới chỉ đáp ứng được những tiện ích cơ bản nhất, còn hạn chế về
phạm vi cung cấp tại một vài địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Đến năm 2004, cùng với việc thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán (dự án HĐH), BIDV đã có được những bước tiến mới về phạm vi và chất lượng dịch vụ. Dịch vụ thẻ ATM đã được triển khai trên 20 chi nhánh, số lượng máy ATM đạt 45 máy (năm 2003 là 20 máy), phát hành 45,000 thẻ (tăng 25.000 thẻ so với năm 2003) với 800.000 giao dịch đạt doanh số hoạt động trên 500 tỷ đồng.
Việc hoàn thành dự án HĐH là một bước tiến vượt bậc về công nghệ ngân hàng, chất lượng dịch vụ ngân hàng được nâng cao rõ rệt. Năm 2005 được coi là năm đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV, các thương hiệu thẻ mới ra đời, thẻ “ Vạn dặm”, thẻ “Power” bên cạnh sản phẩm thẻ truyền thống “eTrans365+”. Phạm vi hoạt động đã lên trên 40 tỉnh thành phố, số máy đạt 200 máy với hơn 293.000 thẻ dược phát hành (tăng hơn 6 lấn với năm 2004) vươn lên vị trí thứ hai trên thị trường Việt Nam.
Biểu đồ 2.4: Số lượng thẻ phát hành 2002-2007
(Nguồn: Nửa thế kỷ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1957-2007)
Biểu đồ 2.5: Số lượng máy ATM 2002-2007
(Nguồn: Nửa thế kỷ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1957-2007))
Đến nay, hệ thống kênh phân phối ATM tiếp tục được mở rộng. Tính đến năm 2007, BIDV đã có 700 máy ATM. Số lượng thẻ phát hành trong năm 2007 là trên 400.000 thẻ; tổng số thẻ phát hành được là 1,1 triệu thẻ; đứng thứ 2 trên thị trường.
Các chi nhánh tại địa bàn thành phố lớn chiếm 75% số lượng thẻ phát hành. Các chi nhánh như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch I, II là chiếm khoảng 45% số lượng thẻ phát hành. Các chi nhánh ở các địa bàn có nhiều khu công nghiệp đã làm tốt công tác phát hành thẻ, nhóm đối tượng ở đây tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty, đơn vị là thẻ trả lương cho cán bộ, nhân viên. Nổi bật là các chi nhánh: Hải dương, Từ Sơn, Gia lai, Đồng Nai... có số lượng thẻ phát hành cao trong hệ thống do các tỉnh này tập trung các khu công nghiệp lớn, có nhiều công nhân.