Kiến nghị với NHNN VN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 87 - 90)

- Nhóm gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp: (hệ thống chi nhánh, Hệ thống ATM, POS, Kios Banking )

3.3.2. Kiến nghị với NHNN VN

- Với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng. là người tổ chức và giám sát quá trình thanh toán của các ngân hàng. NHNN Việt Nam cần phải nhanh chóng

cấu trúc lại để trở thành NHTW đích thực thực hiện tốt các vai trò của mình. - Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

+ Về mặt kỹ thuật: Hỗ trợ các NHTM trong việc tích hợp phần mềm thanh toán giữa NHNN (Trung tâm xử lý của NHNN) và chương trình thanh toán điện tử liên ngân hàng tại các NHTM (CI-Branch). khắc phục hạn chế lỗi trong thanh toán.

+ Về mặt nghiệp vụ: NHNN thực hiện cho vay thấu chi và cho vay qua đêm (overnight) đối với các NHTM thiếu hụt tạm thời nguồn trong thanh toán. Ngoài ra việc phân biệt hệ thống thanh toán giá trị cao (>500 triệu) và hệ thống thanh toán giá trị thấp(<500 triệu) hiện nay ít có giá trị thực tiễn. Vì vậy NHNN nên nâng hạn mức quy định đối với thanh toán giá trị thấp.

- Phát triển các hệ thống thanh toán mới:

+ Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất: NHNN cần đóng vai trò là đầu mối để liên kết các liên minh thẻ hiện hành (Banknet, liên minh thẻ của VCB với một số NHTMCP khác...) thành một hệ thống thống nhất nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng thẻ. đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM và POS của các ngân hàng khác. giảm nhẹ gánh nặng đầu tư hạ tầng kỹ thuật của các ngân hàng. Ngoài ra. điều này còn đảm bảo được tính giám sát của NHNN.

+ Thành lập trung tâm bù trừ séc quốc gia nhằm mở rộng phạm vi thanh toán Séc ra ngoài địa bàn. Trước mắt, NHNN với tư cách là người tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng cần xây dựng và tổ chức trung tâm thanh toán bù trừ séc. Bước đầu tổ chức trung tâm bù trừ séc ở một số thành phố lớn sau đó mở rộng phạm vi thanh toán toàn quốc.

+ Nghiên cứu xây dựng mạng thanh toán hối phiếu và chứng khoán liên ngân hàng: trong tương lai khi các thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán phát triển thì việc xây dựng các mạng này phục vụ các nghiệp vụ của

thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán là cần thiết.

- Nghiên cứu, ứng dụng các dịch vụ thanh toán mới, hiên đại phù hợp với điều kiện công nghệ của Việt Nam và hướng dẫn các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai.

- Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các Ngân hàng thương mại xây dựng lộ trình, định hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ 2008-2020 trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng như: thẻ thanh toán, Internetbanking, Home banking... Các loại dịch vụ này phải có mạng lưới liên kết thống nhất tuân thủ theo các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế. Ngân hàng Nhà nước phải có cơ chế quản lý dịch vụ này.

- NHNN cần có các văn bản quy định, hướng dẫn hoặc cụ thể hoá kịp thời các văn bản của Chính phủ liên quan đến phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

- NHNN cần có các khoản cho vay ưu đãi hỗ trợ về mặt tài chính cho các NHTM trong việc đổi mới công nghệ. Từ giác độ các NHTM, vấn đề lớn nhất trong phát triển thanh toán hiện đại qua ngân hàng là những hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn và thời gian thu hồi vốn dài hạn. Ngay cả những NHTM lớn như BIDV cũng gặp khó khăn trong việc tập trung đầu tư lớn về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán. Với việc ưu đãi cho vay đối với các NHTM, đặc biệt là các NHTM ngoài quốc doanh sẽ tạo nên sự phát triển và phát triển đồng đều về công nghệ trong hệ thống NHTM Việt Nam, tạo nền tảng cho việc liên kết về thanh toán giữa các ngân hàng.

- Tăng cường hơn nữa việc tiến hành các cuộc khảo sát ở nước ngoài (tại các nước phát triển và các nước trong khu vực) và tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức tài chính quốc tế.

- Thu nhập của người dân Việt Nam chưa cao, người dân chưa có thói quen giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Mặt khác, trình độ dân cư còn chưa đồng đều, nhận thức về dịch vụ ngân hàng còn chưa phổ biến. Do vậy. NHNN

với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng nên liên kết với các ngành như bưu điện, thuế, điện, nước... ký kết các thoả thuận liên ngành thực hiện việc thanh toán các chi phí trên qua tài khoản tại ngân hàng để người dân dần có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

- Biểu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hiện tại còn chưa phù hợp với cơ cấu thu nhập của đại bộ phận dân số Việt Nam. NHNN cần điều chỉnh biểu phí dịch vụ để các NHTM có thể giảm phí nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng.

- Phát triển hệ thống giám sát hoạt động ngân hàng, đồng thời phối hợp với các tổ chức quốc tế khác nhằm tiếp thu kinh nghiệm trong công tác cảnh báo, phát hiện, chia sẻ thông tin phòng chống gian lận trong thanh toán, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán hiện đại.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w