Thực trạng thanh toán trong nước tại BID

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 36 - 44)

Hoạt động thanh toán của BIDV đã từng bước trải qua các thời kỳ từ thủ công với nghiệp vụ đơn giản cho đến tự động hoá của ngân hàng hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ cao.

Năm 1991, Phòng Thanh toán Liên ngân hàng- BIDV ra đời với chức năng chính là thanh toán trong nước. BIDV thực hiện qua 02 kênh chuyển tiền toàn hệ thống thông qua thanh toán liên ngân hàng nội bộ bằng thư và hệ thống thanh toán bù trừ do ngân hàng Nhà nước trên các địa bàn chủ trì. Công tác thanh toán được thực hiện thủ công bằng thư với tốc độ chậm, sau một, hai tuần mới hoàn tất một giao dịch chuyển tiền.

Từ 1994-1996 BIDV đã xây dựng và triển khai, chương trình thanh toán lien ngân hàng bằng điện tử (các giao dịch chuyển tiền được gửi đi và nhận đến bằng điện tử, đối chiếu thực hiện bằng thủ công theo mô hình thanh toán phân tán, kiểm soát, đối chiếu tập trung). Với chương trình này tốc độ thanh toán đã được cải thiện đáng kể, rút ngắn thời gian chuyển tiền 03 ngày/ giao dịch.

Năm 1997 BIDV đã xây dựng quy trình và triển khai thành công chương trình nối mạng Thanh toán điện tử thông qua tài khoản tiền gửi tại SGD NHNN chủ yếu để phục vụ công tác điều chuyển vốn, thay thế việc lập chứng từ và giao dịch từng lần trong ngày.

Năm 1999, BIDV được chọn làm ngân hàng chỉ định phục vụ thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán.

Năm 2001 triển khai thành công chương trình thanh toán điện tử theo chuẩn quốc tế (T5) tại 135 đơn vị thanh toán, rút ngắn thời gian giao dịch xuống 02 giây/giao dịch. Triển khai chương trình thanh toán điện tử kết nối với VCB đẩy nhanh tốc độ thanh toán ngoại tệ của toàn hệ thống khắc phục nhược điểm, hạn chế của giao dịch thủ công.

Từ 2003. BIDV triển khai dự án hiện đại hoá do W B tài trợ, các nghiệp vụ ngân hàng ứng dụng các công nghệ hiện đại đã nâng cao hình ảnh uy tín

của BIDV, là sự lựa chọn hợp tác trong lĩnh vực thanh toán của nhiều khách hàng lớn, các ngân hàng đối tác trong và ngoài nước.

Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng 4 kênh thanh toán như sau:

- Thanh toán liên ngân hàng gồm: hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và thanh toán bù trừ giấy.

- Thanh toán quốc tế

- Thanh toán nội bộ hệ thống BIDV - Thanh toán song phương

Biểu đồ 2.3 : Tỷ trọng các phương thức thanh toán vốn tại BIDV

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán BIDV 2005-2007)

Năm 2006 Năm 2005

Bảng 2.2: Giá trị giao dịch qua các phương thức thanh toán vốn trong nước 2005-2007

Đơn vị: tỷ đồng

Phương thức thanh toán vốn 2005 2006 2007

Bù trừ giấy 99.212 102.224 116.476

IBPS 516.975 912.265 1.330.905

Nostro 60.363 85.158 98.425

Nội bộ 411.970 645.212 951.690

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán BIDV 2005-2007)

Thanh toán bù trừ liên ngân hàng

- Hình thức bù trừ giấy hay bù trừ theo phiên được sử dụng để chuyển các lệnh thanh toán tới các ngân hàng trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ theo phiên. Một ngày có 1-2 phiên bù trừ và công tác này do NHNN tại địa bàn đó chủ trì.

Qua bảng số liệu thống kê có thể thấy số món thanh toán bù trừ giấy tương đối nhiều nhưng giá trị lại không lớn. Năm 2007, kênh thanh toán bù trừ đạt 116.476 tỷ VNĐ với 691.938 món. Như vậy, mặc dù giá trị giao dịch năm 2007 có tăng lên 17% so với năm 2005 nhưng số món giao dịch lại giảm 6,6% so với năm 2005. Nếu năm 2005, kênh này chiếm 29% tỷ trọng thanh toán thì năm 2007 chỉ có 20%. Kênh này thường chậm, mất ít nhất một ngày mới hoàn thành giao dịch. Tuy nhiên tại các địa bàn chưa được triển khai thanh toán điện tử liên ngân hàng thì đây vẫn là kênh thanh toán quan trọng.

Bảng 2.3: Tình hình thanh toán bù trừ giấy 2005-2007

Năm Số món Trị giá ( tỷ VND)

2005 741.146 99.212

2006 680.107 102.224

2007 691.938 116.476 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán BIDV 2005-2007)

Thanh toán điện tử liên ngân hàng

BIDV cũng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN. Đây là một kênh thanh toán hiện đại, cho phép các ngân hàng có thể thực hiện

chuyển lệnh thanh toán đến nhau thông qua mạng điện tử, rút ngắn thời gian nhận lệnh của khách hàng.

Giờ giao dịch của hệ thống từ 8h30 đến 16h cho giao dịch có giá trị cao (trên 500 triệu VNĐ) và 8h30 đến 15h cho giao dịch giá trị thấp (dưới hoặc bằng 500 VNĐ).

Số lượng và trị giá thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại BIDV được thể hiện qua bảng số liệu sau :

Bảng 2.4: Thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng 2005-2007

Năm Số món Trị giá ( tỷ VND)

2005 766.703 516.975

2006 961.020 912.265

2007 1.210.891 1.330.905

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán BIDV 2005-2007)

Qua bảng có thể thấy được lượng giao dịch thanh toán bù trừ liên ngân hàng của BIDV có chiều hướng gia tăng cả về trị giá và số lượng thanh toán. Năm 2005, số món giao dịch là 766.703 và giá trị giao dịch là 516.975 tỷ đồng. Đến năm 2007 số món và giá trị giao dịch là 1.210.891 và 1.330.905 tỷ đồng, tăng lần lượt so với năm 2005 là 58% và 157%. Có thể thấy kênh này ngày càng hấp dẫn khách hàng do việc thanh toán được thực hiện liên tục, nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, tỷ trọng kênh thanh toán này ngày càng cao (năm 2005:30%, 2006: 32%, 2007: 35%) chủ yếu là do việc tăng nền khách hàng của toàn hệ thống. Bên cạnh đó là việc gia tăng mạng lưới dịch vụ thanh toán của BIDV như các chi nhánh. phòng giao dịch đã góp phần kéo thêm thị phần khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước nói chung và sử dụng kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng nói riêng.

Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại các TCTD khác (tài khoản NOSTRO).

Hiện tại, BIDV mở tài khoản Nostro tại SGD NHNN, Ngân hàng ngoại thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Công thương, Ngân hàng LD

VID Public, Chinfon Bank...Tình hình thanh toán qua các tài khoản Nostro thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Thanh toán qua tài khoản Nostro 2005 -2007

Năm Số món Trị giá (tỷ VND)

2005 51.114 60.363

2006 68.011 85.158

2007 69.194 98.425

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán BIDV 2005-2007)

Có thể thấy, so với các kênh thanh toán khác, số lượng và trị giá thanh toán qua kênh thanh toán này không có nhiều biến động. Lượng thanh toán qua kênh thanh toán này chủ yếu là thanh toán ngoại tệ, trong đó chủ yếu là các giao dịch kiều hối. Lượng giao dịch này mang tính ổn định, đều đặn hàng tháng. Bên cạnh đó, lượng khách hàng thanh toán kiều hối qua BIDV không có sự gia tăng, chủ yếu vẫn là một số các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có quan hệ truyền thống với BIDV.

Tài khoản mở tại NHNN chủ yếu được BIDV dùng trong các trường hợp thanh toán đột xuất những món tiền có giá trị giao dịch lớn sau khi đã hết giờ thanh toán bù trừ và thanh toán điện tử liên ngân hàng. Tuy vậy. giao dịch chủ yếu trên tài khoản Nostro này chỉ là giao dịch lĩnh séc tiền mặt.

Trong số các tài khoản Nostro của BIDV thì tài khoản mở tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam được sử dụng vào mục đích thanh toán thường xuyên. Các tài khoản mở tại ngân hàng này là các tài khoản ngoại tệ, được BIDV sử dụng cho mục đích thanh toán các khoản ngoại tệ cho khách hàng. chủ yếu là chuyển tiền kiều hối. Tài khoản Nostro tại Chinfon Bank cũng được sử dụng vào mục đích duy nhất là chuyển tiền kiều hối BIDV nhận được ngân hàng Tachong Bank tại Đài Loan. Tài khoản Nostro mở tại Ngân hàng liên doanh VID Public cũng được mở với mục đích chuyển tiền kiều hối.

Thanh toán nội bộ trong hệ thống BIDV.

tổng số các phương tiện thanh toán.

Trước khi thực hiện Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. các giao dịch thanh toán trong hệ thống BIDV được thực hiện qua chương trình thanh toán tập trung của hệ thống BIDV. Các giao dịch thanh toán được xử lý qua 2 bước (tại chương trình quản lý dữ liệu chính của chi nhánh sau đó xử lý tiếp tại chương trình thanh toán nội bộ) tiếp đó được chuyển tới trung tâm thanh toán. trung tâm thanh toán sẽ chuyển tiếp về chi nhánh nhận điện. Việc xử lý các giao dịch thanh toán do vậy không được nhanh chóng. thuận tiện cả cho khách hàng và ngân hàng.

Từ năm 2003. BIDV triển khai thành công chương trình Hiện đại hoá. cùng với đó là việc quản lý và xử lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống BIDV. Việc hạch toán liên chi nhánh BIDV được thực hiện online. việc xử lý các giao dịch liên chi nhánh được tính bằng giây. các giao dịch chuyển tiền nội bộ trở thành những bút toán chuyển khoản tức thời. các khâu của quá trình xử lý được đơn giản hoá. Điều đó đã tạo cơ sở cho BIDV nâng cao chất lượng xử lý giao dịch thanh toán nội bộ. Năm 2007, giá trị và số món thanh toán qua kênh nội bộ tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005.

Bảng 2.6: Thanh toán trong nội bộ hệ thống BIDV 2005-2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Số món Trị giá ( tỷ VND)

2005 383.352 411.970

2006 487.903 645.212

2007 588.147 951.690

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán BIDV 2005-2007)

Hiện tại BIDV có khoảng trên 500 chi nhánh và điểm giao dịch. Ưu thế về mạng lưới chi nhánh này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán trong nội bộ hệ thống BIDV cho khách hàng.

Việc triển khai thành công hệ thống thanh toán nội bộ theo Dự án hiện đại hoá đã giúp hệ thống BIDV nói chung xây dựng nền tảng để xử lý được vấn đề tập trung hoá tài khoản và giải quyết được yêu cầu quản lý ngân hàng

theo hướng tập trung. trực tuyến. Nhờ có hệ thống thanh toán nội bộ được hiện đại hoá này, BIDV đã cho ra đời các sản phẩm dịch vụ an toàn. hiệu quả và hiện đại như dịch vụ ATM, BSMS (vấn tin qua điện thoại di động). Internet Banking. POS…. nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. giúp củng cố uy tín đối với công chúng.

Thanh toán song biên.

Hiện tại NHĐT&PTVN tham gia thanh toán song biên với các hệ thống Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Kho bạc Nhà nước. Ngân hàng Sài gòn công thương. Kênh thanh toán này ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán tại BIDV với mức tăng trưởng về trị giá thanh toán nhanh chóng.

Bảng 2.7: Thanh toán song biên 2005-2007

Năm Số món Trị giá (tỷ VND)

2005 613.362 400.203

2006 759.945 454.121

2007 899.519 645.223

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán BIDV 2005-2007)

Từ năm 2005 đến năm 2007. mức tăng trưởng trị giá thanh toán qua kênh này tăng gấp 1,5 lần. Đối với những địa bàn chưa có thanh toán điện tử liên ngân hàng thì kênh thanh toán song phương vẫn là kênh thanh toán quan trọng. Các năm vừa qua, số món và giá trị thanh toán qua kênh này tăng lên đều đặn lần lượt là: năm 2006: 24%, 13%; năm 2007: 18%, 42%.

Bên cạnh các pương tiện thanh toán truyền thống, các hình thức thanh toán điện tử bắt đầu được BIDV triển khai và đạt được những kết quả nhất định.

- BIDV HomeBanking

Homebanking của BIDV trước đây gọi là CTW, được BIDV triển khai từ năm 2000 (phiên bản cũ). BIDV Homebanking là một hình thức thanh toán qua mạng điện thoại – phone banking. Năm 2005, BIDV đã

thành công trong việc đưa phiên bản Homebanking mới đến khách hàng với các chức năng thanh toán. Với các tính năng nổi bật của hệ thống Homebanking là cung cấp cho khách hàng một sản phẩm đơn giản, gọn nhẹ, tiện ích khi sử dụng song vẫn đảm bảo được an toàn bảo mật, BIDV đã thu hút được một số lượng đáng kể các khách hàng sử dụng dịch vụ, trong đó chủ yếu là các khách hàng lớn (Các Tổng công ty, các NHTM, Tổ chức tín dụng...). Thanh toán qua Homebanking của BIDV hiện được đánh giá là một trong những phương thức thanh toán điện tử ưu việt so với các hệ thống homebanking của các NHTM khác. Dữ liệu của BIDV Homebanking và dữ liệu hệ thống được đồng bộ, do đó các giao dịch hạch toán trên Homebanking là giao dịch trực tuyến (online) và dữ liệu được cập nhật tức thời sau khi có giao dịch (up-to-record).

Hiện tại, các chi nhánh của BIDV đã triển khai dịch vụ Homebanking cho trên 100 khách hàng. Trên thực tế số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ này tại BIDV rất lớn, nhưng do những hạn chế về dung lượng đường truyền nên dịch vụ này chưa được triển khai một cách rộng rãi. Tuy nhiên, mặc dù mới chỉ triển khai từ năm 2005 nhưng tốc độ phát triển của hình thức thanh toán này khá nhanh:

Bảng 2.8: Tình hình thanh toán qua Homebanking tại BIDV Năm Số khách hàng Số món Số tiền (tỷ VND) Tỷ lệ gia tăng 2005 57 514 6.016 2006 86 21.133 42.039 10,4 lần 2007 105 40.797 68.661

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ BIDV các năm 2005-2007)

Với việc thanh toán bằng Homebanking, khách hàng có thể tham gia vào khâu thanh toán với ngân hàng với vai trò khởi tạo lệnh. Với phương thức thanh toán này, thời gian giao dich của khách hàng được rút ngắn đáng kể do không phải tới ngân hàng, về phía ngân hàng cũng rút ngắn được thời gian nhập lệnh; tính chính xác trong thanh toán được nâng cao hơn do giảm thiểu rủi ro trong việc nhập lệnh của ngân hàng. Việc triển khai thành công BIDV Homebanking là nền tảng quan trọng để BIDV tiếp tục triển khai các dich vụ thanh toán hiện đại mới như: E-Commerce, Internet Banking, Mobile Banking...

- Mobile Banking và Internet Banking

Mobile Banking và Internet Banking hiện đã được một số NHTM Việt Nam triển khai, trong đó có BIDV. Tuy nhiên mức độ sử dung dịch vụ này tại BIDV mới chỉ dừng lại ở vấn tin, tra cứu. Trong thời gian tới, các loại hình dịch vụ này sẽ được BIDV tập trung để nâng cấp triển khai tiện ích thanh toán cho khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 36 - 44)