Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 85)

- Nhóm gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp: (hệ thống chi nhánh, Hệ thống ATM, POS, Kios Banking )

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ đóng một vai trò chính yếu và quan trọng trong việc định hướng mọi hoạt động của quốc gia. Nhằm hướng tới một nền kinh tế “phi tiền mặt”, cần tiếp tục nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ nhiều phía của Chính phủ đối với lĩnh vực ngân hàng và hoạt động ngân hàng.

- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: thực trạng về cơ sở pháp lý hiện hành cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu ban đầu cho sự phát triển của các hệ thống thanh toán và sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nói chung trong giai đoạn hiện nay nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ để phát triển một hệ thống thanh toán hiện đại đáp ứng nhu cầu thực tế trong tương lai, đồng thời có những xung đột về pháp lý điều chỉnh về lĩnh vực thanh toán.

+ Chính phủ cần sớm ban hành Luật thanh toán nhằm tạo hành lang pháp lý, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và hạn chế những giao dịch thanh toán phục vụ cho các hoạt động kinh tế bất hợp pháp (gian lận thương mại. chốn lậu thuế. rửa tiền…).

+ Nghiên cứu xây dựng Luật séc: mặc dù xu hướng sử dụng séc của các nước phát triển trong những năm gần đây thấp do bị thay thế bởi các công cụ thanh toán điện tử. Nhưng đối với nước ta. môi trường kinh tế chưa phát triển.

cơ sở hạ tầng thấp. trình độ dân trí chưa cao… thì việc phát triển séc là phù hợp, Nghị định 59/2003 ngày 10/12/2003 của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc trên thực tế còn nhều bất cập, chưa đủ chế tài nghiêm khắc để xử lý tình trạng vi phạm.

+ Chỉnh sửa Pháp lệnh thương phiếu thành Luật thương phiếu theo chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng cũng như khách hàng khi sử dụng các chứng từ có giá trong giao dịch.

+ Pháp luật hoá các thoả thuận thanh toán: trong quá trình mở rộng tiện ích thanh toán, liên doanh, liên kết giữa các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng cần có các văn bản pháp quy thừa nhận và điều chỉnh các thoả thuận trong thanh toán. Trong đó quy định rõ nội dung, quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia nhằm đảm bảo lợi ích và tâm lý của các bên.

+Tạo điều kiện phát triển công nghệ hiện đại. Tính pháp lý của việc sử dụng chứng từ điện tử và dữ liệu điện tử thay thế chứng từ giấy cho quan hệ thanh toán giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng cần phải được cụ thể hoá bằng các văn bản luật.

+ Khuôn khổ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ cũng cần được hoàn thiện nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức tăng cường sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần phải nghiêm túc thực thi công tác kiểm tra giám sát nội bộ. Chính phủ cần quy định những chế tài xử phạt đủ mạnh (phạt nặng tiền. ngừng hoạt động kinh doanh trong một thời gian…) đối với những tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm những quy định về phòng hộ và an toàn. Bên cạnh đó là những chế tài xử phạt nghiêm khắc, kể cả truy tố hình sự đối với các hành động gian lận liên quan đến thanh toán, ví dụ như ăn cắp các thông tin trên thẻ, sở hữu và sử dụng các loại công cụ thanh toán giả mạo, lừa đảo…

Sau khi Chính phủ ban hành các Luật, cần chỉ đạo các Bộ, Ban, Ngành khẩn trương ban hành Quyết định, Thông tư hướng dẫn để Luật sớm có hiệu

lực theo quy định.

- Xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá thường xuyên việc thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 nhằm đảm bảo việc thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được diễn ra theo đúng lộ trình được Thủ tướng phê duyệt.

- Phát triển mạng viễn thông quốc gia: Đặc trưng của hệ thống thanh toán hiện đại là gắn liền với công nghệ thông tin, truyền thông. Hiện tại, những hạn chế của mạng viễn thông phục vụ hệ thống thanh toán như tình trạng kém tin cậy và thiếu an toàn của hệ thống truyền thông quốc gia dẫn đến việc thanh toán chậm do tắc nghẽn đường truyền, sự chậm trễ của các lệnh thanh toán do phải truyền qua nhiều ngân hàng, việc lãng phí vốn do phải duy trì số vốn trên tài khoản tiền gửi ở từng tỉnh, thành phố và trên tài khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc xét cho cùng là do nguyên nhân về nguồn lực tài chính hạn chế, chưa trang bị được những hệ thống truyền thông có thể truyền tải được một dung lượng lớn như các nước trong khu vực cũng như các nước phát triển. Do vậy phát triển mạng viễn thông quốc gia cả về quy mô và chất lượng sẽ tạo điều kiện để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ thanh toán.

- Chính phủ cần dành một nguồn kinh phí đủ lớn để nâng cấp trang thiết bị máy móc, phần mềm và đào tạo cán bộ về lĩnh vực thanh toán. Đồng thời công tác bảo mật trong thanh toán phải được chú trọng. quy định chặt chẽ để hạn chế mức thấp nhất rủi ro trong lĩnh vực thanh toán

- Chính phủ cần chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt đến các cá nhân tổ chức trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức. hiểu biết của người dân về lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w