BIDV hiện có mạng lưới phân phối và dịch vụ khách hàng lớn, với hơn 103chi nhánh, hàng trăm phòng giao dịch, quầy giao dịch cùng 700 máy ATM tại tất cả 64 tỉnh thành trên toàn quốc.
Từ đầu năm 2007, BIDVđã chính thức triển khai quá trình cổ phần hóa Ngân hàng. Mục tiêu của cổ phần hóa là xây dựng BIDV sẽ trở thành một ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa năng, chất lượng hoạt động đạt thông lệ, chuẩn mực và trình độ ngang tầm với các ngân hàng hiện đại trong khu vực Đông Nam Á.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂNHÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình hoạt động dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tạiViệt Nam Việt Nam
Hiện nay người dân Việt Nam đã biết nhiều đến dịch vụ thanh toán tại các Ngân hàng thương mại. Thanh toán qua ngân hàng giúp các tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian và tiền bạc, độ chính xác và an toàn ngày càng được nâng cao, giảm thiểu sai lầm, thất thoát...
Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy), hệ thống thanh toán xã hội của Việt Nam chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động. Đến nay, các giao dịch thanh toán sử dụng chứng từ điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn trong các hoạt động giao dịch thanh toán. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây, hoặc tức thời.
Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang phát triển. Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cuối năm 2004 tăng gần 10 lần so với năm 2000 (từ 135.000 tài khoản lên tới 1.297.000 tài khoản). Năm 2005 đã tăng lên 5 triệu tài khoản với số dư khoảng 20.000 tỷ đồng. Số tài khoản tăng trung bình khoảng 150%; số dư tài khoản tăng trung bình 120% mỗi năm.
Máy giao dịch tự động (ATM), các thiết bị POS và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng đã có những phát triển đáng kể về số lượng. Đến tháng 6-2006, số máy ATM là 2,154 máy; số lượng đơn vị chấp nhận thẻ khoảng 12.000 (so với 8.789 đơn vị chấp nhận thẻ năm 2003). Cho đến cuối năm 2007, cả nước có 32 ngân hàng phát hành thẻ với 130 thương hiệu thẻ, hơn 8 triệu thẻ được sử dụng, 4.300 ATM và gần 23.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS).
Về đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán.
Xu hướng liên doanh, liên kết hình thành giúp nhiều ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư cho công nghẹ, trang thiết bị của hệ thống thanh toán. Đây là một trong nhiều yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành trong lưu thông gần đây