Phương thức thanh toán nhờ thu:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 48 - 49)

Theo phương thức này, BIDV sẽ tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ nhờ thu đối với nhờ thu hàng xuất, hoặc thông báo chứng từ nhờ thu đối với nhờ thu hàng nhập, sau đó gửi chứng từ nhờ thu đối với nhờ thu hàng xuất hoặc giao chứng từ và thanh toán/ chấp nhận thanh toán/ từ chối thanh toán đối với nhờ thu hàng nhập.

Trong nhờ thu hàng xuất, khách hàng có thể yêu cầu chiết khấu chứng từ nhờ thu thì trình tự và kỹ thuật thực hiện chiết khấu chứng từ nhờ thu được áp dụng theo quy định về chiết khấu chứng từ L/C hàng xuất. Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng sẽ tất toán tài khoản chiết

khấu và thu lãi chiết khấu.

Các hình thức nhờ thu chủ yếu thực hiện qua BIDV:

- Nhờ thu D/A: Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ.

- Nhờ thu D/P: Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ. - Nhờ thu D/OT: Nhờ thu giao chứng từ theo điều kiện khác.

Phương thức nhờ thu là phương thức gây nhiều rủi ro cho nhà xuất khẩu nên doanh số thanh toán nhờ thu chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 phương thức thanh toán cả về hàng xuất và nhập. Tỷ trọng phương thức thanh toán nhờ thu các năm 2005, 2006, 2007 đối với hàng xuất lần lượt là: 7%, 4%, 2%; đối với hàng nhập là: 4%, 5%, 3%.

Phương thức này có chi phí thấp hơn so với thanh toán L/C. Vì vây, một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lâu đời, đối với những khách hàng nước ngoài có uy tín, đã quan hệ mua bán lâu năm, thường chuyển từ phương thức thanh toán L/C sang phương thức thanh toán nhờ thu để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên , đây vẫn là phương thức gây nhiều rủi ro và cũng còn một số phát sinh tồn tại, như: Đa số các bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất theo phương thức D/A thường bị nước ngoài chiếm dụng vốn trong thời gian dài, ngân hàng nước ngoài đã chấp nhận nợ với BIDV nhưng đến ngày đáo hạn vẫn chưa thanh toán, BIDV phải điện nhắc nhiều lần mới nhận được tiền thanh toán. Do đó, các doanh nghiệp sử dụng phương thức nhờ thu trong thanh toán hàng hóa XNK khi hai bên có mức độ tin tưởng tín nhiệm cao, có thiện chí cả trong giao dịch thương mại và thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 48 - 49)