Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán của ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 64 - 67)

b. Thẻ tín dụng

3.1.1.Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán của ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian tớ

hàng Việt Nam trong thời gian tới

Thực hiện Chỉ thị số 49/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 12 năm 2004 về phát triển dịch vụ đến năm 2010. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng 5 năm 2006-2010:

- Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại có hàm lượng công nghệ cao.

- Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được cung ứng các dịch vụ ngân hàng.

- Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các TCTD, giữa các TCTD với các tổ chức không phải là TCTD trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ ngân hàng mới theo nhu cầu thị trường.

- Từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Đến năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại. chất lượng.

Trong đó dịch vụ thanh toán của các ngân hàng được định hướng

như sau:

- Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở hệ thống công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; nâng cao các tiện ích thanh toán qua ngân hàng để khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và giảm mức độ phổ biến sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

- Bảo đảm đáp ứng một cách an toàn và đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế về thanh toán tiền mặt và dịch vụ ngân quỹ. Kết hợp chặt chẽ dịch vụ thanh toán với các dịch vụ ngân hàng, tài chính khác, đặc biệt là huy động vốn, tín dụng và ngoại hối. Hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng và công cộng trong việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ thẻ thanh toán tiện lợi và chi phí thấp. Tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt sớm hình thành hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất giữa các NHTM.

- Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động, đồng thời đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm tiền điện tử, thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh và séc. Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản. trước hết là tài khoản cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thu hút nguồn vốn rẻ trong thanh toán và tạo cơ sở phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, séc, cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt.

- Mở rộng các hình thức thanh toán quốc tế (thư tín dụng. bao thanh toán. chuyển tiền quốc tế..) nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư quốc tế và xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Mở rộng các dịch vụ làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ, séc quốc tế, đồng thời từng bước mở rộng phát hành thẻ thanh toán quốc tế của NHTM Việt Nam.

- Tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống ngân hàng và có biện pháp hữu hiệu để thu hút kiều hối qua hệ thống ngân hàng, đồng thời có cơ chế quản lý phù hợp để hạn chế tình trạng “đô la hóa”. Tổ chức các chương trình tuyên truyền quảng cáo về dịch vụ kiều hối và chuyển tiền quốc tế. Thiết lập kênh chuyển tiền kiều hối trực tiếp với các ngân hàng đại lý ở các quốc gia có nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc. Mở rộng các điểm chi trả kiều hối và các phương thức chi trả kiều hối thuận tiện.

Như vậy, chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ thanh toán nói riêng phải hướng tới mở rộng khả năng “cung” của hệ thống ngân hàng góp phần kích “cầu” về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế.

Trên cơ sở định hướng trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đề ra những chỉ tiêu cụ thể về hoạt động thanh toán đến năm 2020 như sau:

- Đến cuối năm 2010, đạt mức phát hành 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%

- Đến năm 2010 tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán không quá 18%. Đến năm 2020, tỷ lệ này phấn đấu đạt khoảng 15%.

- Đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010; 70% cán bộ hưởng lương Ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020. đưa những

con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân (bình quân mỗi người có 0.5 tài khoản - ở một số nước phát triển mỗi người có hơn 1 tài khoản); 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. - Đạt mức 80% các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau thực hiện qua tài khoản tại Ngân hàng đến cuối năm 2010 và đạt 95% đến 2020.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 64 - 67)