Qua tìm hiểu về sự phát triển hệ thống thanh toán tại một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Một hệ thống thanh toán tốt với cơ sở vật chất tốt (mạng
lưới viễn thông điện tử, đường truyền mạng tốc độ cao, có mạng lưới chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, các chương trình xử lý dữ liệu trực tuyến...) là nền tảng cơ bản để phát triển các dịch vụ thanh toán mới và nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán. Các nước trên thế giới đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau về công nghệ thanh toán. Các nước phát triển luôn đi đầu trong việc áp dụng những tiến bộ công nghệ trong hoạt động thanh toán. Do đó, các nước đang phát triển như Việt Nam có thể học hỏi công nghệ thanh toán của những nước tiên tiến.
Thứ hai: Việc ứng dụng công nghệ hiện đại được coi là một yếu tố
quan trọng song song với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Các ngân hàng tập trung số vốn đầu tư rất lớn vào việc ứng dụng các thành quả của tiến bộ khoa học vào các hoạt động ngân hàng nói chung và dịch vu thanh toán nói riêng. Chi phí cho việc vận hành, bảo trì hệ thống cũng rất cao đòi hỏi Nhà nước và ngân hàng phải tập trung số vốn lớn để phát triển công nghệ thanh toán hiện đại.
Thứ ba: Các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng phát
triển mạng lưới và phạm vi hoạt động bằng cách mở nhiều chi nhánh, tăng số lượng ngân hàng. Đây là điều kiện đặc biệt thuận lợi để thực hiện hệ thống thanh toán tập trung trước hết là trong từng hệ thống NHTM, tiếp đến là toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân tạo ra khả năng kiểm soát và quản lý vốn trong nền kinh tế. Khái niệm mạng lưới thanh toán không đơn
thuần là các quầy giao dịch với đầy đủ các yếu tố về cơ sở chất theo quan niệm truyền thống (counter) mà còn bao hàm các mạng lưới phân phối dịch vụ điện tử như: AutoBank, ATM, Internet banking – E Banking…
Thứ tư: Những rào cản pháp lý có thể cản trở sự phát triển của công
nghệ thanh toán cần được loại bỏ. Chính phủ và Ngân hàng TW đóng vai trò then chốt trong việc xóa bỏ những rào cản này, thiết lập nên một khuôn khổ pháp lý vững chắc, chặt chẽ và đáp ứng được những yêu cầu của một thời kỳ hội nhập nhằm phát triển hệ thống thanh toán về mọi mặt.
Thứ năm: Chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề lớn đối với
những nước đang phát triển như Việt Nam trong việc hiện đại hóa ngân hàng cũng như trong công nghệ thanh toán của ngân hàng. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng tốt sẽ dẫn tới những trì trệ sai sót gây ra tổn thất nhiều mặt cho nền kinh tế. Vì vậy, cần có biện pháp chủ động đào tạo, thu hút nhân công để đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của hệ thống thanh toán phát triển. Chính phủ và NHNN cần có chương trình đào tạo nhân lực một cách cơ bản và chuyên sâu, có thể kết hợp với các tổ chức thuộc khu vực tư nhân và nước ngoài.
Tóm lại, Dịch vụ thanh toán là một nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng và mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh không thể thiếu một hệ thống thanh toán hiện đại. Vì vậy, việc nghiên cứu những lý luận về dịch vụ thanh toán ngân hàng là rất cần thiết để giúp cho việc vận hành vào thực tiễn ở chương 2. Mặt khác, qua kinh nghiệm phát triển hệ thống thanh toán của một số nước sẽ rút ra những bài học trong việc phát triển hệ thống thanh toán của Việt Nam và đưa ra các giải pháp xử lý trong chương 3.
Chương 2