L ỜI CAM ĐOAN
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
3.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu lao động CN của tỉnh cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới là vấn đề khó khăn hiện nay đối với Bình Dương. Hiện nay năng lực đào tạo nghề của tỉnh đạt còn thấp ở cả hai loại hình đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tuyển dụng lao động địa phương trong lĩnh vực CN, cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong giai đoạn tới, tỉnh cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để đào tạo cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật, thu hút cán bộ và lao động có trình độ cho một số ngành CN chủ lực. Thực hiện đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có trên địa bàn.
Phát triển một số cơ sở đào tạo lao động trên địa bàn, đồng thời phát triển xuất khẩu lao động theo hướng tu nghiệp nhằm đào tạo lực lượng lao động. Xây dựng và triển khai đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút và giữ chân lao động, đặc biệt là lao động có trình độ.
Xây dựng đội ngũ lao động cả về chính trị tư tưởng và tổ chức, nâng cao trình độ học vấn và nghề nghiệp, nhất là xây dựng tác phong lao động CN và tri thức hoá nguồn nhân lực
của tỉnh. Chú trọng giải quyết việc làm hạn hế tối đa nạn thất nghiệp, mở rộng đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp. Có chủ trương tuyển lựa các lao động có thành tích xuất sắc để đào tạo, bồi dưỡng bổ sung cho các cơ quan lãnh đạo và quản lí ở các cấp và doanh nghiệp. Đảm bảo thực hiện tốt các chính sách, quyền lợi đối với lao động, giải quyết các vấn đề nhà ở và nhu cầu sinh hoạt tinh thần giải trí lành mạnh cho công nhân.